Ý kiến của người dân về dồn điền, dổi
ruộng
Các xã điều tra Ngũ Kiên Cao Đại
Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ
1. Tổng số hộ phỏng vấn 30 100 30 100 2. Số hộ đồng ý với chủ trương dồn thửa,
đổi ruộng 30 100 30 100
3. Thuận tiện cho việc đi lại, chăm nom
đồng ruộng và tổ chức sản xuất 29 96,67 30 100
4.Đồng ruộng được quy hoạch 30 100 30 100 5. Không rảy ra tranh chấp giữa các hộ dân 28 93,33 29 96,67 6. Góp phần tăng năng suất cây trồng 27 90,0 29 96,67 7. Tiết kiệm thời gian, chi phí và cơng lao động 30 100 30 100 8. Thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa 29 96,67 30 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Căn cứ số liệu điều tra tại bảng 3.12 cho thấy ý kiến đánh giá của người dân về công tác dồn thửa đổi ruộng tại 2 xã Ngũ Kiên và Cao Đại như sau:
+ Số hộ đồng ý với chủ trương dồn thửa, đổi ruộng tại 2 xã Ngũ Kiên và xã Cao Đại điều đạt tỷ lệ 100% số hộ điều tra.
+ Ý kiến về cơng tác dồn thửa đổi ruộng đã góp phần thuận lợi cho việc
đi lại, chăm nom đồng ruộng và tổ chức sản xuất: Trong số 30 hộ dân được
phỏng vấn tại xã Ngũ Kiên thì có 29 hộ đánh giá về việc dồn thửa, đổi ruộng
đã giúp cho giao thông, thủy lợi trên địa bàn xã được thuận lợi, thuận tiện cho
việc đi lại hơn; tại xã Cao Đại 100% số hộ dân nhất trí với nội dung trên. + Ý kiến về công tác dồn thửa đổi ruộng đã giúp cho “đồng ruộng được
về công tác dồn thửa đổi ruộng đã giúp cho đồng ruộng được quy hoạch hơn
đạt tỷ lệ 100%.
+ Ý kiến cơng tác DTĐR “góp phần tăng năng suất cây trồng”: Trong 30 hộ điều tra tại xã Ngũ Kiên thì có 27 hộ, đạt tỷ lệ 90% có ý kiến về cơng tác dồn thửa, đổi ruộng đã giúp cho năng suất cây trồng tăng lên; tại xã Cao Đại có 29 hộ (tỷ lệ 96,67%) số hộ có ý kiến về năng suất cây trồng tăng lên sau DTĐR.
+ Ý kiến công tác DTĐR “không rảy ra tranh chấp giữa các hộ dân”: Tại xã Ngũ Kiên có 28 hộ dân (tỷ lệ 93,33%) có ý kiến đánh giá về công tác
DTĐR không rảy ra tranh chấp, trong đó vẫn có 02 hộ dân cho rằng q trình thực hiện cơng tác DTĐR đã rảy ra tranh chấp tuy nhiên cuộc tranh chấp này
đã được giải quyết kịp thời và được sự đồng tình của các hộ dân tham gia
DTĐR. Tại xã Cao Đại số hộ dân cho rằng công tác thực hiện DTĐR đã được các cấp chính quyền xã, huyện thực hiện rất tốt và không rảy ra tranh chấp 96,67% hộ dân nhất trí.
+ Ý kiến về cơng tác DTĐR “Tiết kiệm thời gian, chi phí và công lao động”:
Qua số hộ điều tra tại xã Ngũ Kiên và xã Cao Đại có 100% hộ dân của 2 xã đánh giá công tác DTĐR đã giúp cho người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và cơng lao động. + Ý kiến về công tác DTĐR “Thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa”:
Để áp dụng cơ giới hóa thì việc thực hiện DTĐR là rất quan trọng. Tại xã Ngũ
Kiên có 29 hộ nhất trí là cơng tác DTĐR đã giúp cho người dân thuận tiện áp dụng cơ giới hóa và sản xuất, nuôi trồng, tại xã Cao Đại số hộ nhất trí là
100% hộ dân.
Như vậy, qua cuộc điều tra phỏng vấn các hộ dân tại 2 xã Ngũ Kiên và Cao Đại cho thấy công tác thực hiện DTĐR tại 2 xã đã được thực hiện tốt và
được sự đồng tình của đơng đảo người dân. Các hộ dân đánh giá cao về công
tác DTĐR, nhờ có cơng tác DTĐR đã giúp người dân thuận tiện sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lao động và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tăng năng suất lao động.
3.5. Tồn tại, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện dồn thửa, đổi ruộng
3.5.1. Thuận lợi
Công tác DTĐR trên địa bàn huyện Vĩnh Tường bước đầu đã đạt được mục tiêu đề ra, có được những kết quả đó là do trong quá trình thực hiện,
cơng tác DTĐR của huyện có những thuận lợi cơ bản sau:
Một là, công tác DTĐR của huyện nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát
sao, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cấp cơ sở.
Đại hội Đảng bộ huyện trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp (nhiệm kỳ 2010 - 2015 và
2015 - 2020) đều ban hành Nghị quyết về việc chuyển đổi ruộng đất và
chuyển đổi theo nhóm hộ, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xác định: “Thực hiện chuyển đổi ruộng đất và
chuyển đổi theo nhóm hộ là cần thiết, phù hợp với xu thế tái cơ cấu ngành
nông nghiệp, phân công lại lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất...”.
Sau khi Nghị quyết về DTĐR được ban hành, UBND huyện và Đảng
bộ, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã bàn bạc dân chủ để đi đến
việc xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở tổ chức thực hiện có hiệu quả. Trong đó, UBND huyện xây dựng đề án về chuyển đổi ruộng đất và ban hành hướng dẫn thực hiện cụ thể các bước thực hiện DTĐR từ cấp huyện đến cấp xã; thành lập ban chỉ đạo DTĐR cấp huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm trưởng ban. UBND các xã, thị trấn đã xây dựng chương trình hành động của
Đảng bộ và UBND xã về việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện;
Ban hành Nghị quyết về DTĐR và xây dựng đề án DTĐR trình UBND huyện phê duyệt; Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, tiểu ban giúp việc cho ban
chỉ đạo xã, các tiểu ban chỉ đạo của các thôn...
Hai là, công tác tuyên truyền về công tác DTĐR được triển khai sâu
rộng bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, mang lại hiệu quả thiết thực. Các cấp bộ Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể
từ huyện đến cơ sở đều bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tổ chức tốt việc phổ biến, quán triệt, tuyên truyền để cán bộ, hội viên và nhân
dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và kế hoạch của
địa phương, đơn vị mình về DTĐR giai đoạn 2016- 2020. Đài Truyền thanh
huyện, các xã, thị trấn đều xây dựng chuyên mục, ghi đĩa CD với thời lượng hợp lý để tuyên truyền về công tác DTĐR, nội dung tin, bài phong phú, thu
hút được sự chú ý và tạo nên bầu khơng khí tưng bừng, phấn khởi của tồn Đảng, toàn dân cùng quyết tâm, thực hiện tốt chủ trương DTĐR của các cấp ủy, chính quyền địa phương.
3.5.2. Tồn tại, khó khăn
- Xác dịnh cơng tác DTĐR cịn có những khó khăn như thiếu cán bộ làm công tác liên quan đến khoanh vẽ, quy hoạch trên bản đồ, đối soát thực địa ở cấp huyện, cấp tỉnh
- Sự hưởng ứng của nhân dân ở một số địa phương với phong trào đổi điền, dồn thửa còn thấp. Mặc dù đã được tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng
của đổi điền, dồn thửa, song với thói quen, tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ
ăn sâu, bám rễ vào người nông dân nên đã cản trở tiến trình đó, cộng với tâm
lý lo lắng, sợ bị thiệt thịi vì có thể phải nhận đất xa, đất xấu, nên nhiều hộ
nông dân khơng muốn thực hiện việc hốn đổi này.
- Nguồn kinh phí được cấp cịn hạn hẹp chưa đử để thực hiện cơng tác
DTĐR trên tồn huyện.
- Các cơ quan chun mơn chưa có hướng dẫn cụ thể về số lượng thửa
đất/hộ thích hợp; diện tích, kích thước một thửa đất bao nhiêu là phù hợp với
từng cây, con, từng địa hình, điều kiện tưới tiêu, khả năng cơ giới hóa... để
các xã có căn cứ xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện. Do đó, sau đổi điền, dồn thửa, diện tích thửa đã lớn hơn trước, nhưng kích thước thửa chưa
hợp lý, nhiều nơi thửa đất có chiều rộng quá hẹp, chiều dài quá lớn, một số nơi nông dân vẫn phải cắm vè, chia mảnh để sản xuất.
- Hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến để thu mua nông sản tạo
đầu ra cho sản xuất nơng nghiệp. Do đó, chưa có động lực thúc đẩy việc hình
thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn.
3.5.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện dồn thửa, đổi ruộng dồn thửa, đổi ruộng
3.5.3.1. Giải pháp chung
Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đổi điền, dồn thửa ở
huyện Vĩnh Tường trong thời gian tới nhằm vừa bảo đảm hiệu quả, vừa ổn định lâu dài, cụ thể như sau:
Một là, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền vận động để người dân
nhận thức đúng đắn về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác đổi điền, dồn thửa từ đó tích cực hưởng ứng, tham gia.
Trước hết, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện, xã thảo luận và ban
hành chủ trương, phương án, kế hoạch triển khai thực hiện. Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các đoàn thể nhân dân các cấp, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân trực tiếp tham gia thực hiện. Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: mở chuyên mục, chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo và cả những tồn tại, hạn chế để rút kinh nghiệm. Tổ chức quán triệt, học tập và thảo luận sâu sắc nội dung thực hiện đổi điền, dồn thửa, tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp trong thời kỳ mới, để mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức rõ việc thực hiện đổi điền, dồn thửa là góp phần phát triển nơng
nghiệp, đẩy nhanh q trình xây dựng nơng thơn mới.
Hai là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Một trong những nguyên nhân cản trở quá trình đổi điền, dồn thửa
chính là do người nông dân không muốn nhận ruộng xấu, ruộng xa do điều
kiện kết cấu hạ tầng nội đồng của các địa phương còn nhiều hạn chế ảnh
hưởng đến sản xuất của bà con, nhất là những ngày đầu và cuối vụ khi nhu
cầu thủy lợi, nhu cầu vận chuyển, đi lại tăng lên hoặc những lúc thời tiết bất lợi như nắng nóng kéo dài cần nước tưới, lúc mưa bão cần được thoát nước nhanh. Do đó, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho người
nông dân sản xuất là cách tốt nhất để rút ngắn cự ly, giảm bớt cơng sức, chi phí của người nơng dân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đổi điền, dồn thửa. Cùng với đó, là việc hỗ trợ người nơng dân kinh phí để cải tạo đất xấu thơng qua
các chính sách như miễn các các loại phí, thuế hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, bằng giống, phân bón và thiết bị máy móc cho nơng dân cải tạo ruộng
đất. Thực hiện tốt những chính sách này chắc chắn quá trình đổi điền, dồn
thửa ở huyện Vĩnh Tường nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung sẽ được đẩy
nhanh tiến độ.
Ba là, có chính sách tập trung hỗ trợ vốn, giúp đỡ kỹ thuật và thị
trường… cho các hộ và những khu vực dồn điền, đổi thửa sao cho hiệu quả sản xuất ở những nơi đó cao hơn hẳn những khu vực ruộng đất còn manh mún
để tạo sự hấp dẫn, làm thay đổi cách nghĩ của người dân trong việc dồn điền, đổi thửa.
Bốn là, các địa phương phải làm tốt công tác quy hoạch để hình thành
những vùng sản xuất theo từng cây, con ổn định, lâu dài.
Mục đích của đổi điền, dồn thửa là tạo điều kiện thuận lợi để người
nông dân sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu. Mỗi loại cây, con phù hợp với
những loại đất khác nhau. Vì vậy, Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường cần phải xây dựng bản quy hoạch tổng thể về các loại đất, điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng.
Trên cơ sở đó, các huyện, các xã nghiên cứu xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ
thể trong sử dụng từng loại đất phù hợp với từng loại cây trồng, vật ni để có phương án đổi điền, dồn thửa khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và được nông dân đồng thuận, tránh gây những thiệt hại đáng tiếc cho người
nông dân.
Năm là, phải thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ, cơng bằng, bình
đẳng và tự nguyện, trong đó, đội ngũ, cán bộ đảng viên ở các xã phải là những
người tiền phong gương mẫu đi trước trong thực hiện đổi điền, dồn thửa.
Kinh nghiệm cho thấy, những địa phương nào trong quá trình thực hiện đổi điền, dồn thửa bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc công khai, dân chủ,
công bằng, bình đẳng, đội ngũ cán bộ, đảng viên tiền phong, gương mẫu trong thực hiện, không vụ lợi, cá nhân thì tiến trình đổi điền, dồn thửa diễn ra rất
nhanh chóng, thuận lợi, ngược lại sẽ không nhận được sự hưởng ứng của
nơng dân. Do đó, trong thời gian tới, để đẩy nhanh thực hiện chủ trương này, các địa phương cần phải phát huy cao độ các nguyên tắc trên, đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân cán bộ, đảng viên không gương mẫu, lợi dụng việc đổi
điền, dồn thửa để mưu lợi cho cá nhân và gia đình được những khu vực đất đẹp, đất rộng.
Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
dồn điền, đổi thửa ở các địa phương.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm ra trong thực hiện đổi điền, dồn
thửa nhằm uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện, bảo đảm việc thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả, đồng thời phát hiện xử lý
những tổ chức cá nhân lợi dụng chủ trương, chính sách đổi điền, dồn thửa để làm trái pháp luật, vi phạm quy chế dân chủ cơ sở. Bên cạnh đó, cũng cần
phải có chế độ khen thưởng kịp thời những hộ gia đình, cá nhân, những xã,
3.5.3.2. Giải pháp cụ thể
Một là: Phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân về
mục đích ý nghĩa, hiệu quả, phương pháp, nguyên tắc trong thực hiện DTĐR, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thăm quan học tập kinh nghiệm ở
những nơi đã thực hiện thành công DTĐR, họp dân để bàn và thống nhất
phạm vi, kế hoạch, phương án DTĐR, tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, thị trấn, tổ chức chiếu phóng sự kinh nghiệm DTĐR ở các địa
phương…nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân.
Hai là: Thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong tất cả các khâu,
các bước của DTĐR từ quy hoạch đồng ruộng, xây dựng phương án, tổ chức thực hiện phương án DTĐR, tạo điều kiện cho nhân dân được bàn và biểu
quyết từng nội dung, thực hiện nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.
Ba là: Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai và các quy
định của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về DTĐR, củng cố hồ sơ
pháp lý về dồn thửa đổi ruộng đầy đủ, chặt chẽ. Các cuộc họp dân phải thông qua biên bản, kết quả biểu quyết từng nội dung, làm cơ sở để tổ chức thực
hiện và giải quyết các kiến nghị phát sinh (nếu có).