Nhận diện rủi ro:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quản trị rủi ro trong kinh doanh của công ty TNHH hai thành viên BOXES (Trang 48 - 58)

CHƯƠNG 2 : QUẢN TRỊ RỦI RO

3. Rủi ro tín dụng:

3.1. Nhận diện rủi ro:

3.1.1. Rủi ro khơng thanh tốn (R1):

Công ty TNHH Boxes Việt Nam chọn áp dụng hình thức thanh tốn COD đối với những đơn hàng nhỏ lẻ ( khoảng vài triệu cho đến vài chục triệu VND) trong phạm vi TP.HCM và thanh toán chuyển khoản 100% giá trị đơn hàng cho những khách hàng tại TP.HCM và các tỉnh khác. Với những đơn hàng giá trị lớn, cơng ty có đơn cị vận tải riêng để giao hàng. Tuy nhiên, với các đơn hàng thanh tốn COD, cơng ty thường phải trả trước phí vận chuyển cho các đơn vị vận chuyển bên ngoài như GrabExpress, AhaMove, LaLaMove, Goviet,...Vậy nên, nếu khách hàng không nhận hàng hoặc không liên lạc được với khách hàng, công ty sẽ phải chịu thêm cả chi phí hồn hàng và các rủi ro chuyển hồn khác.

Cơng ty thường yêu cầu đặt cọc trước 50% hoặc thanh toán ngay 100% giá trị đơn hàng với những khách hàng có đơn hàng lớn (khoảng vài trăm triệu VND). Trường hợp cơng ty khách hàng cố tình khơng thanh tốn đúng hạn, gặp khó khăn về tài chính hoặc thậm chí phá sản, Công ty TNHH Boxes Việt Nam sẽ đối diện với vấn đề khách hàng không trả tiền khi đến hạn, yêu cầu giao hàng trước và gia hạn thời gian thanh toán hoặc từ chối thanh toán và từ bỏ đơn hàng.

3.1.2. Rủi ro khơng đảm bảo thanh tốn (R2):

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chuyển phát nhanh và nhu cầu cao về hộp đựng sản phẩm đã thúc đẩy ngành làm

hộp carton phát triển theo. Ngoài việc phải duy trì các đơn hàng từ các đối tác lâu năm, cơng ty cịn nhận được rất nhiều các đơn hàng, đặc biệt là các đơn hàng lớn, từ các cơng ty lớn nhỏ khác nhau. Vì thế, để đảm bảo khách hàng có khả năng thanh tốn thì u cầu về nắm bắt tình hình kinh doanh, tình hình tài chính…của doanh nghiệp khách hàng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, các công ty khách hàng khơng có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin trên cho người bán. Theo qui định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 155/2015/TT-BTC, doanh nghiệp chỉ phải cơng bố báo cáo tài chính năm. Đó là hạn chế lớn với công ty TNHH Boxes Việt Nam khi khơng nắm được tình hình kinh doanh, tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp khách hàng. Tuy nhiên, mặc dù không được qui định cụ thể phải thơng báo những thơng tin gì, theo Điều 387 BLDS qui định: Trường hợp một bên có thơng tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thơng báo cho bên kia biết. Bên vi phạm quy định này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó, bên bán hàng được đảm bảo một phần quyền lời trong trường hợp bên mua hàng cố tình lừa đảo hoặc thiếu sót.

3.1.3. Rủi ro liên quan đến ngân hàng (R3):

3.1.3.1. Rủi ro mất tiền gửi do ngân hàng phá sản (R3’):

Từ ngày 15/1/2018 Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi đã chính thức có hiệu lực thi hành theo đó cho phép các ngân hàng yếu kém được phép phá sản. Việc các ngân hàng được phép phá sản ép các doanh nghiệp đối mặt với rủi ro mất tiền gửi rất lớn. Theo quy định, khi ngân hàng phá sản, các tài sản còn lại của ngân hàng đó sẽ được ưu tiên chi trả cho chủ nợ là các khoản

mức trả tiền bảo hiểm dành cho người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng bị phá sản bao gồm cả gốc và lãi cho vay của một cá nhân tối đa chỉ là 75 triệu đồng.

Đây là rủi ro mà công ty cần phải quan tâm ngay từ đầu vì hậu quả rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của cơng ty, khả năng xoay vịng vốn và trên cả là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.3.2. Rủi ro khách hàng lừa đảo thanh toán qua ngân hàng:

Thanh tốn qua ngân hàng là hình thức thanh tốn được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng bơi tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian và an tồn của nó. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những bất cập, hạn chế trong hoạt động của ngân hàng bị kẻ xấu lợi dụng như cơng cụ để lừa đảo. Một trong số đó là hình thức thanh tốn uỷ nhiệm chi (lệnh chi). Cụ thể, bên mua hàng sẽ lập lệnh thanh toán theo mẫu của ngân hàng tại nơi mở tài khoản, yêu cầu trích một số tiền trong tài khoản thanh tốn của mình bằng với số tiền ghi trên uỷ nhiệm chi để chi trả cho người bán hàng. Rủi ro của vấn đề nằm ở sự tin tưởng quá mức của người bán hàng và sự ưu tiên của giao dịch viên của ngân hàng dành trước cho những giao dịch bằng tiền mặt, sau đó mới đến giao dịch không dung tiền mặt. Lợi dụng khoảng thời gian giữa lúc bộ phận của ngân hàng đóng dấu vào liên 2 để trả cho doanh nghiệp và thời gian ngân hàng thực hiện kiểm tra chứng từ, số dư, hạch tốn trích tài khoản bên mua trả cho bên bán, người mua đã rút hết tiền trong tài khoản trước khi các uỷ nhiệm chi được thực hiện.

Một trường hợp lừa đảo khác, người mua cố tình chuyển tiền đến một tài khoản ngân hàng có số tài khoản khá giống với số tài khoản của người bán. Lợi dụng sự bất cẩn từ phía người bán khi kiểm tra biên lai chuyển tiền nhận được từ phía người mua nhưng chưa nhận được thông báo tiền được chuyển vào tài khoản đã vội giao hàng cho người mua. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN, trường hợp chuyển tiền nhầm vào tài khoản khác mà Ngân hàng đã thực hiện lệnh chuyển tiền cho tài khoản người thụ hưởng thì ngân hàng sẽ chuyển trả lại số tiền trên, nếu tài khoản nhầm lẫn khơng đủ số dư để thu hồi thì ngân hàng sẽ u cầu chủ tài khoản đó nộp tiền vào tài khoản để hồn trả, hoặc nếu chủ tài khoản đó khơng cịn khả năng thanh tốn hay là khách hàng vãng lai thì ngân hàng sẽ phối hợp với chính quyền để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Vì vậy, bên mua lừa đảo sẽ được đảm bảo việc nhận lại “số tiền chuyển nhầm”.

3.1.3.3. Rủi ro bị lừa đảo bằng công nghệ cao:

Khi thực hiện những thoả thuận trong giao kết hợp đồng, bên cạnh việc trực tiếp gặp mặt hay gọi điện, các công ty cũng thường trao đổi thông tin với nhau qua email. Điều đó tạo cơ hội cho các hacker có mục đích xấu hack và kiểm soát tài khoản email của người bán. Lợi dụng việc đó, các hacker thay đổi thơng tin của trong email, cụ thể là thay đổi số tài khoản của người bán và cướp đoạt tiền. Nguyên nhân là bên người mua không thông báo cho người bán để xác nhận đã chuyển khoản, và chỉ nhận ra khi đối chiếu với biên lai chuyển tiền, thường là

Một trường hợp khác, người mua hàng giả mạo đang ở nước ngoài cần mua hàng hố, sau đó thể hiện u cầu thanh tốn tiền qua dịch vụ chuyển tiền như MoneyGram, Western Union,… rồi gửi người bán link truy cập giả mạo. Khi người bán truy cập vào sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật ngân hàng điện tử, đối tượng sẽ lợi dụng rồi thực hiện giao dịch gian lận.

3.1.4. Rủi ro thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam (R4):

Theo qui định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh tốn thơng qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Theo đó, đa số các hợp đồng của công ty TNHH Boxes Việt Nam chủ yếu được thực hiện trong nước, nếu có khách hàng u cầu thanh tốn bằng ngoại tệ công ty sẽ gặp rủi ro như sau: khách hàng sẽ từ chối thanh tốn phần cơng nợ cịn lại sau khi nhận được hàng hố và tồ án cũng sẽ tuyên bố là hợp đồng vơ hiệu trường hợp bên bán có kiện.

3.1.5. Rủi ro tỉ giá hối đối biến động (R5):

Theo dự định sắp tới, Công ty TNHH Boxes Việt Nam sẽ đăng kí bán hàng trên “chợ điện tử” Amazon.com. Những giao dịch được thanh tốn trên Amazon chủ yếu là bằng USD thơng qua 2 cổng thanh toán là nạp thẻ Amazon Gift Card và Thẻ thanh toán quốc tế Visa hoặc Master. Sự thay đổi tỷ giá trên thị trường ngoại hối là vấn đề quan trọng mà công ty phải quan tâm trong thời gian này.

Sự thay đổi về tỉ giá luôn là vấn đề đáng quan tâm của mọi doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là tỷ giá USD/VND. Đà tăng của tỷ giá USD/VND sẽ có tác động tích cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu rịng và khơng có hoặc it có nợ vay bằng USD. Cụ thể, với cùng chi phí khi sản xuất một lơ hàng, công ty sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn khi tỷ giá USD/VND tăng so với khi tỷ giá giảm hoặc khi bán ra thị trường nội địa. Tuy nhiên khi tỷ giá giảm, lợi nhuận của công ty khi xuất khẩu chắc chắn sẽ thấp hơn bình thường, thậm chí thấp hơn khi bán cho thị trường nội địa.

Bắt đầu từ năm 2016, Việt Nam áp dụng tỷ giá trung tâm để điều chỉnh tỷ giá thương mại. Tuy nhiên, xu hướng VND mất giá vẫn là chủ đạo. Theo ANZ, tỷ giá tham chiếu và tỷ giá giao ngay ổn định. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, tỷ giá giao ngay luôn cao hơn và biến động hơn trong biên độ +/-3% so với tỷ giá tham chiếu.

Hình 3.1.5. Biểu đồ tỷ giá USD/VND giao ngay và tỉ giá tham chiếu ổn định

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nguồn kiều hối và thặng dư thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết sẽ chủ động giữ tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, ANZ cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ tăng nhẹ trong những năm tới.

Dựa vào yếu tố trên, công ty TNHH Boxes Việt Nam nên dự đoán xu hướng tăng giảm của tỷ giá USD/VND để điều chỉnh lượng hàng xuất khẩu phù hợp.

Đối với nguồn cung giấy nguyên liệu, công ty chủ yếu vẫn nhập từ nội địa, chưa có ý định nhập khẩu từ nước ngoài, mặc cho sức ép thu mua nguyên liệu giấy với giá cao từ Trung Quốc.

3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro:

KHẢ NĂNG XẢY RA MỨC ĐỘ THIỆT HẠI

1 2 3 4

Hầu như không xảy ra R4 R3’

Hiếm khi xảy ra R3

Có thể xảy ra R2 R1 Có khả năng xảy ra

tương đối cao

Khả năng xảy ra cao R5 Chắc chắn xảy ra

Trong đó:

R1 Rủi ro khơng thanh tốn

R2 Rủi ro khơng đảm bảo thanh tốn R3 Rủi ro liên quan đến ngân hàng

R3’ Rủi ro mất tiền gửi do ngân hàng phá sản

R4 Rủi ro thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam

R5 Rủi ro tỉ giá hối đoái biến động

giao hàng) và chuyển khoản 100% giá trị đơn hàng nên mức độ nghiêm trọng không cao. Tuy nhiên khả năng xảy ra rủi ro tương đối vì trên thị trường có khá nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh có thể cung cấp với giá tốt hơn và người mua sẵn sàng từ bỏ đơn hàng.

Đối với các đơn hàng có giá trị cao, khách hàng đã đặt cọc nhưng đến khi giao hàng khơng thanh tốn phần cịn lại vì gặp khó khăn tài chính, phá sản hoặc cố tình, cơng ty TNHH Boxes sẽ đem hàng về kho. Từ đó khó khăn trong bảo quản lơ hàng, chiếm diện tích kho bãi ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tồn đọng hàng gây ảnh hưởng xấu đến khả năng xoay vòng vốn. Với những đơn hàng khách hàng từ bỏ, nếu là hộp khơng in, cơng ty có thể bán ra thị trường với giá thấp hơn thị trường kèm theo tiền cọc trước đó tối thiểu sẽ hồ vốn hoặc có thể sẽ thu được lợi cao, nếu là hộp in, công ty buộc phải tiêu huỷ.

3.2.2. Rủi ro khơng đảm bảo thanh tốn (R2):

Công ty TNHH Boxes Việt Nam không thể kiểm soát khả năng thanh toán đối với các đơn hàng nhỏ. Tuy nhiên, những đối tượng khách hàng này mốt số đến xưởng để mua hàng, số còn lại đặt online nhưng theo khảo sát cơng ty ít gặp trường hợp shipper giao hàng khách hàng không nhận nên khả năng xảy ra thấp.

Các đơn hàng lớn của cơng ty khoảng 2 đến 3 tháng mới có một đơn và thường là các đối tác quen của công ty nên cả mức độ và tần số xuất hiện rủi ro không cao. Các đơn hàng lớn từ các khách hàng mới công ty hạn chế nhận nếu khơng tìm hiểu rõ được tình hình kinh doanh cũng như khả năng thanh tốn của cơng ty đó.

3.2.3. Rủi ro liên quan đến ngân hàng (R3):

Công ty TNHH Boxes Việt Nam chọn cho mình những ngân hàng uy tín cũng như gửi tiền ở nhiều ngân hàng làm giảm đáng kể khả năng xảy ra rủi ro trên.

3.2.3.2. Rủi ro khách hàng lừa đảo thanh tốn qua ngân hàng:

Cơng ty TNHH Boxes Việt Nam chưa gặp trường hợp bị khách hàng lừa đảo khi thanh toán qua ngân hàng. Nhưng với thời gian hoạt động chưa lâu, cơng ty là món mồi ngon cho những đối tượng xấu nên rủi ro có khả năng xảy ra nếu kế toán của cơng ty bất cẩn hoặc cịn ít kinh nghiệm. Tuy với tần số xảy ra thấp nhưng mức độ nghiêm trọng mà rủi ro này mang lại cực kì cao.

3.2.3.3. Rủi ro bị lừa đảo bằng công nghệ cao:

Công ty TNHH Boxes Việt Nam chưa từng gặp rủi ro trên. Với ý thức tốt về quản lí rủi ro cũng như hầu hết giá trị của các đơn hàng của công ty không cao nên không hấp dẫn các hacker nên tần suất rủi ro xảy ra rất thấp. Nhưng khả năng xảy ra vẫn cịn đó vì thủ đoạn của các hacker ngày càng tinh vi và mức độ nghiêm trọng rủi ro gây ra là rất lớn.

3.2.4. Rủi ro thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam (R4):

Theo như báo cáo từ công ty, trường hợp công ty ký hợp đồng với đối tác và chọn thanh toán bằng ngoại tệ là chưa từng xảy ra, duy nhất có một lần khách hàng đến mua hàng trực tiếp tại xưởng bằng đồng USD. Rủi ro này có khả năng xảy ra khi cơng ty TNHH Boxes Việt Nam có nhu cầu về ngoại tệ hoặc thực hiện theo yêu cầu của

3.2.5. Rủi ro tỉ giá hối đoái biến động (R5):

Vì cơng ty chỉ mới có ý tưởng sẽ đưa sản phẩm xuất khẩu nên rủi ro chưa xảy ra với công ty. Tuy nhiên đây sẽ là vấn đề không lâu về sau công ty sẽ phải đối mặt. Thị trường ngoại tệ hoạt động xuyên suốt 24h và cùng với đó là sự thay đổi liên tục của tỷ giá hối đoái. Mức độ nghiêm trọng mà rủi ro này mang lại thường khơng cao vì chênh lệch tỉ giá trong thời gian ngắn không lớn và mặt hàng mà công ty cung cấp giá trị không cao.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) quản trị rủi ro trong kinh doanh của công ty TNHH hai thành viên BOXES (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)