3.3.1. Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may.
Thực trạng
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang phải nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100% nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khổ rộng, chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): nhập khẩu trong tháng 5 đạt trị giá 2,48 tỷ USD, tăng 12,3% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt 10,17 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
(Nguồn:Báo Đầu Tư https://baodautu.vn/viet-nam-chi-114-ty-usd-de-nhap-khau-nguyen- phu-lieu-det-may-d104269.html)
Do phụ thuộc nguồn cung từ nước ngoài, nên kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng gia tăng, với 11,39 tỷ USD tăng 5,66%. Trong đó, nhập khẩu bơng đạt 1,52 tỷ USD, nhập khẩu xơ sợi các loại đạt 1,23 tỷ USD, nhập khẩu vải đạt 6,75 tỷ USD, nhập khẩu phụ liệu đạt 1,89 tỷ USD tăng 5%. Giá trị nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu đạt 9,56 tỷ USD tăng 7,04%.
Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may ở Việt Nam đã có những sự phát triển nhất định. Bằng chứng là, trong năm 2018 xuất khẩu sợi đóng góp tới 3,987 tỷ USD, vải xuất khẩu cũng đạt khoảng 1 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may vẫn chiếm giá trị lớn, điều này có thể giải thích bởi nhiều lý do. Thứ nhất, sản xuất sợi khá phát triển nhưng gặp khó khăn trong ngành vải do cịn yếu trong khâu nhuộm hồn tất, do thiếu máy móc, cơng nghệ và địi hỏi chi phí cao trong việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước. Thứ hai, sự kết nối, liên kết giữa DN trong nước cịn yếu kém nên mới có chuyện nơi thừa nơi thiếu. Thứ ba, xuất khẩu sợi sang nước ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn so với bán sợi trong nước. Thứ tư, đặc thù ngành dệt may nước ta chủ yếu là gia công xuất khẩu, việc chọn nguyên vật liệu là theo chỉ định của bên đặt hàng.
Cơ hội từ thách thức
Với những cơ hội đang có như việc Việt Nam đã ký CPTPP, EVFTA.., thị trường mở ra rất lớn. Nhưng các hiệp định thương mại yêu cầu rất cao, nên cần làm thế nào để đáp ứng yêu cầu xuất xứ, tận dụng cơ hội mà hiệp định thương mại đem lại.
Chẳng hạn, CPTPP tính xuất xứ hàng hóa từ sợi, Việt Nam đã đầu tư vào sợi để có lượng sợi cung cấp cho ngành dệt may. Hay căn cứ vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU có quy tắc xuất xứ tính từ vải, Việt Nam đã đầu tư vào vải và đến nay khơng những chúng ta có thể cung cấp được đủ lượng vải theo nhu cầu mà cịn có thể xuất khẩu.
Trong khi đó, triển khai theo yêu cầu của CPTPP về nguồn gốc xuất xứ là tính từ sợi, hiện Việt Nam đang tiếp tục đầu tư vào công nghiệp sợi hồn tất, nhuộm. Nhưng khó khăn là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương để triển khai công nghiệp sợi ở một số địa phương chưa đồng bộ. Do vấp phải yêu cầu đảm bảo môi trường nên nhiều địa phương hiện đang từ chối, khơng muốn nhận cơng nghiệp sợi hồn tất.
Theo đó, cơng nghiệp hỗ trợ ngành dệt may cịn có nhánh phụ trợ cho ngành may. Ở nhánh này, có hàng nghìn sản phẩm khác nhau và tùy theo đơn hàng khác nhau mà có những yêu cầu khác nhau. Khi doanh nghiệp Việt Nam triển khai khâu này thì vấp phải vấn đề, đó là quy mơ sản xuất khơng đủ lớn để hạ giá thành.
Do đó, bên cạnh việc phát triển cơng nghiệp hỗ trợ dệt may phải điều chỉnh lại quan hệ nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt may từ các nước có cùng ký các FTA với Việt Nam để áp dụng quy chế cộng dồn, đem lại lợi ích cho đất nước.
Ở Việt Nam, các nhà sản xuất đang dần dần cải thiện cơng nghệ. Hơn nữa, chính CPTPP đã tạo điều kiện cho các nhà máy liên kết với nhau, từng bước giảm được giá thành. Theo TS. Hồng Xn Hiệp - Hiệu trưởng trường Đại học Cơng nghiệp Dệt May Hà Nội: “Chúng ta đã có sức bật mạnh mẽ trong xuất khẩu dệt may giai đoạn 2011-2019: Kim ngạch xuất khẩu dệt may từ 11 tỉ USD lên 36 tỉ USD. Năm 2018 xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc, Banglades.
Từ thực tế trên, chúng ta hồn tồn có thể kỳ vọng từ nay đến 2030, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng 80 tỉ USD. Chúng ta khai thác được nguồn nhân lực nội địa, thương hiệu thời trang có mặt trên thị trường quốc tế.”
Trong phát biểu tại một hội nghị về công nghiệp hỗ trợ tổ chức hồi cuối tháng 12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết, năng lực sản xuất sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ trong nước đã có nhiều cải thiện, đáp ứng một bước tiến trình nội địa hóa của các ngành sản xuất, trong đó riêng ngành dệt may, da giầy đã đáp ứng được 40-45%. Nếu trước đây, ngành dệt may Việt Nam phải nhập tới hơn 80% nguyên, phụ liệu thì nay đã tự túc được 30-40%.