Chính sách liên quan đến lao động

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi THẾ và đề RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 53 - 54)

Bộ Luật lao động 2012 (Luật số 10/2012/QH13) được Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 18/6/2012 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2013. Trước đây (theo bộ Luật Lao động 1994), lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% lương chính thức nhưng khơng thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Bộ Luật lao động 2012 đã tăng mức tối thiểu đối với lương của người lao động trong thời gian thử việc lên ít nhất 85% lương chính thức và mức lương này cũng không được thấp hơn mức lương cơ bản theo quy định của Nhà nước (Điều 28). Mặc dù sự thay đổi này sẽ có lợi hơn cho người lao động, nhưng có thể dẫn đến việc tăng quỹ lương mà người sử dụng lao động sử dụng để trả cho người lao động, do đó tăng chi phí của doanh nghiệp. Cũng theo Bộ Luật Lao động 2012, lương tối thiểu theo vùng được Nhà nước quy định trong từng 53

thời điểm để đảm bảo thu nhập và đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động (Điều 91). Việc tăng lương tối thiểu theo vùng dẫn đến tăng tổng số tiền lương cho người lao động nói chung do nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại thang bảng lương để tuân thủ và phản ánh mức tăng lương tối thiểu theo vùng. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu chung và theo vùng cũng dẫn đến tăng số tiền đóng bảo hiểm xã hội nói chung của cả người sử dụng lao động và người lao động. Những quy định này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí tiền lương của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dệt may. So với trước đây (Bộ Luật Lao động 1994), Bộ Luật Lao động 2012 quy định tăng thời gian nghỉ lễ, chế độ thai sản, chế độ khám sức khỏe định kỳ sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dệt may do lao động chủ yếu là nữ - thuộc nhóm đối tượng được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ và thai sản. Bên cạnh Bộ Luật lao động 2012, còn một số văn bản pháp quy khác được ban hành gần đây cũng ảnh hưởng tới các doanh nghiệp dệt may như Luật Công đồn. Trước đây, theo Luật Cơng đồn 1990, quỹ cơng đồn hình thành từ phí cơng đồn do người sử dụng lao động đóng góp (Phí cơng đồn), phí thành viên (Đồn phí) và các khoản thu khác. Phí cơng đồn chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn cơ sở với mức đóng là 2% tổng quỹ lương trả cho người lao động trong nước đối với doanh nghiệp trong nước và 1% tổng quỹ lương trả cho người lao động trong nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Trên thực tế, phí cơng đồn khơng áp dụng đối với các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi) mà khơng có tổ chức cơng đồn cơ sở. Tuy nhiên, Luật Cơng đồn 2012 quy định mức Phí cơng đồn 2% tính trên quỹ lương người sử dụng lao động dùng để đóng bảo hiểm xã hội, sẽ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp bất kể đó là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; và bất kể doanh nghiệp đó có tổ chức cơng đồn cơ sở hay khơng. Quy định mới này có thể làm cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa có tổ chức cơng đồn cơ sở, phải chi trả nhiều chi phí hơn, song lại có ý nghĩa trong việc bảo vệ người lao động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi THẾ và đề RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)