Cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi THẾ và đề RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 47 - 49)

Hiện trạng Tác động

VJEPA Có hiệu lực từ 2009 CAGR xuất khẩu 2009- 2017: 15%/năm

VKFTA Có hiệu lực từ 2015 CAGR xuất khẩu 2015- 2017: 5%/năm

VN-EAEUFTA Có hiệu lực từ 2016 Xuất khẩu tăng 13% trong năm 2017

CPTPP Có hiệu lực từ T1/2019 Dự báo XK tăng 8%/năm EVFTA Kí kết ngày 30/6/2019, nhưng

chưa có hiệu lực.

Dự báo XK tăng 17%/năm

RCEP Đang đàm phán. Dự kiến kí kết 2020.

Cơ hội cho nhập khẩu nguyên liệu

Ngày 14/1/2019, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt khi thị phần của các nước trong Hiệp định chiếm ~16% trong tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó, Nhật, Canada là 2 quốc gia trong hiệp định nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất.

Thị trường Nhật

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất trong số 11 nước thành viên của hiệp định CPTPP. Tại Nhật, tỷ trọng hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu hàng may mặc, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần qua các năm (CAGR 2013 - 2017 -8%/năm). Trong khi đó, thị phần của Việt Nam đang có xu hướng tăng. Cụ thể, tốc độ nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam bình quân (CAGR) của Nhật trong giai đoạn 2013 – 2017 là +7%/năm và dự kiến con số sẽ tiếp tục tăng trong 47

thời gian tới hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đồng thời, việc ký kết hiệp định CPTPP sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu sang Nhật với mức thuế về 0%.

Thị trường Canada

Thị trường Canada chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 trong số 11 nước thành viên trong hiệp định CPTPP. Tính trong giai đoạn 2013 – 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) hàng nhập khẩu dệt may Việt Nam sang Canada đạt 11%, cao hơn nhiều so với Trung Quốc (- 3%), Bangladesh (+2%) và Cambodia (+7%).

Kỳ vọng tiếp theo vào RCEP

Sau khi CPTPP thông qua, Việt Nam tiếp tục hướng đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) kỳ vọng sẽ kết thúc đàm phán trong năm 2019. Đây là hiệp định với sự tham gia của 6 quốc gia mà ASEAN có thỏa thuận thương mại tự do bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc và New Zealand, với tổng đóng góp từ 6 quốc gia này đến tổng xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2017 là 57%. Nếu hiệp định được thông qua sẽ khơng chỉ hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, mà cịn là cơ hội để các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu giá rẻ (Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 nước xuất khẩu nguyên vật liệu dệt may nhiều nhất cho Việt Nam).

3.6. Chính phủ

Sau khi điểm qua các yếu tố định hình vị thế cạnh tranh của một quốc gia, ta đi đến yếu tố cuối cùng: Chính phủ. Chính phủ là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi nói về tính cạnh tranh quốc tế. Nhiều người xem đây là yếu tố sống cịn, nếu khơng nói là quan trọng nhất, tác động đến cạnh tranh quốc tế thời nay.

Vai trị thực sự của chính phủ trong lợi thế cạnh tranh quốc gia nằm ở tác động của nó lên 4 yếu tố quyết định cịn lại. Chính phủ có thể tác động lên 4 yếu tố quyết định kia theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Trợ cấp từ chính phủ, các chính sách về thị trường vốn, các chính sách về kinh tế, giáo dục,… đều ảnh hưởng tới điều kiện yếu tố. Chính phủ cịn có vai trị định hình nhu cầu trong nước ở mỗi cấp độ nào đó. Chính phủ có thể định hình mơi trường hoạt động của các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan bằng nhiều cách khác nhau như kiểm sốt truyền thơng quảng cáo hay các ngành dịch vụ hỗ trợ khác. Đường lối nhà nước còn ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức, sách lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua những công cụ như luật lệ thị trường vốn tư bản, chính sách thuế, luật chống độc quyền.

Chính phủ có tác động quan trọng lên lợi thế cạnh tranh quốc gia song hiển nhiên vai trị này chỉ là một phần nào đó. Nếu chỉ có chính sách nhà nước làm nguồn lực duy nhất của lợi thế cạnh tranh quốc gia thì chính sách nhà nước sẽ thất bại. Có vẻ như nhà nước chỉ có

thể thúc đẩy lợi ích của việc giành được lợi thế cạnh tranh nhưng thiếu khả năng tạo ra vị thế cạnh tranh đó.

Hiện nay, Bộ Cơng thương đang hồn thiện Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành CN dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch mới), để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự thảo Quy hoạch mới được xây dựng trên nền tảng tiếp thu và kế thừa Quy hoạch cũ, có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi THẾ và đề RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)