Nhằm thúc đẩy XK, Việt Nam thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, cả về lượng vốn lẫn lãi suất cho vay XK. Chính sách tín dụng đối với hoạt động XK từ năm 2006 đến nay có những điểm đáng chú ý dưới đây. Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng XK của Nhà nước và Nghị định 106/2008/NĐ- CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
Nhà nước xác định đối tượng cho vay là nhà XK có hợp đồng XK và nhà NK có hợp đồng NK hàng hố thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng XK (Điều 21 Nghị định 151). Mặt hàng dệt may thuộc nhóm đối tượng này chỉ bao gồm hàng thêu, ren, tơ tằm và sản phẩm lụa sản xuất từ tơ tằm. Tuy nhiên, những mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim XK hàng dệt may của Việt Nam. Có thể nói, hai nghị định này khơng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động XK của ngành dệt may Việt Nam.
Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh quy định mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm; thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng (thực hiện từ 1/4/2009 đến 31/12/2011). Tiếp đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Thơng tư số 18/2010/TT-NHNN ngày 16/9/2010 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam. Đối tượng của Thông tư này bao gồm cả nhà XK vay vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp XK, trong đó có doanh nghiệp dệt may. Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện Quyết định này, nhìn chung các doanh nghiệp dệt may XK đều cho rằng không dễ dàng tiếp cận được các hỗ trợ tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Gần đây, trong bối cảnh tình hình sản xuất, kinh doanh đình trệ kéo dài Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều lần hạ trần lãi suất để đưa lãi suất huy động về mức 6-7%. Gần đây nhất, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát. Giảm lãi suất sẽ giúp cho các doanh nghiệp dệt may có cơ hội tiếp cận tín dụng tốt hơn. Nghị quyết 02 cũng yêu cầu giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm thơng qua các hình thức: gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế GTGT đối với doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực dệt may); và giảm tiền thuê đất.