Chính sách tỷ giá, lạm phát, chính sách thương mại là những nhân tố tác động đến XNK của ngành, và do đó hoạt động XNK của cả quốc gia. Dệt may là ngành có doanh thu XK lớn trong cơ cấu XK của Việt Nam, nhưng cũng là ngành có tỷ lệ NK ngun liệu đầu vào cao, do đó chính sách tỷ giá là một nhân tố quan trọng khi xem xét hoạt động XNK của ngành. Từ giữa năm 2008, tình trạng suy giảm kinh tế tồn cầu và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến XK và cán cân thương mại của Việt Nam, gây áp lực lớn đối với điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá đồng tiền Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD). Năm 2008, biên độ tỷ giá VND/USD đã được nới rộng hai lần, 2% kể từ cuối tháng 6/2008 và thêm 3% vào đầu tháng 11/2008. 51
Mức này sau đó đã được nâng lên ±5% vào tháng 3/2009. Do áp lực giảm giá đồng Việt Nam, tháng 2/2010, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD. Cùng với việc nâng tỷ giá, từ đầu quý 2/2010 Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách cho phép doanh nghiệp XK được phép vay ngoại tệ dùng làm vốn lưu động. Chính sách này được kỳ vọng sẽ giải quyết được cầu ngoại tệ để NK đầu vào, đồng thời doanh nghiệp XK lại có nguồn thu ngoại tệ từ XK để trang trải cho số vay trên. Thực tế các doanh nghiệp dệt may XK đã tích cực vay ngoại tệ do được hưởng lãi suất vay thấp hơn vay tiền VND. Tuy nhiên, chính sách này đã làm cho cầu ngoại tệ tăng nhanh, buộc các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động ngoại tệ lên tới mức khoảng 5%/năm. Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng nhanh (khoảng 5%) cộng với những dấu hiệu lạm phát... đã kích thích nhiều người gửi tiền lựa chọn phương thức gửi tiết kiệm ngoại tệ và như vậy càng làm cho cầu ngoại tệ tăng lên, dẫn tới tỷ giá thị trường tự do tăng theo. Về phía doanh nghiệp, ngoại tệ thu được từ hoạt động XK phải bán lại cho ngân hàng, nhưng tiếp cận vay ngoại tệ lại rất khó, trong khi chi phí vay cao đẩy nhiều doanh nghiệp XK vào tình trạng khó khăn do khơng cân đối được ngoại tệ.
Đầu tháng 2/2011, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm giá VND (phá giá ở mức 9,3%) nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và tạo thuận lợi hơn cho XK. Tuy nhiên, nỗ lực này đã khơng có kết quả ngay lập tức bởi tỷ giá trên thị trường tự do cũng tăng theo. Sang đến năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã giữ được tỷ giá ổn định, khơng có những diễn biến bất thường. Tuy vậy, nhằm phản ánh chính xác hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, cuối tháng 6/2013, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% lên 21.036 VND/USD sau hơn một năm rưỡi duy trì ở mốc 20.828 VND/USD. Trên thực tế, cách thức quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá trong những năm qua khơng có tác động tích cực rõ ràng tới các doanh nghiệp dệt may XK. Trải qua các lần nới rộng biên độ tỷ giá hay giảm giá VND, XK của Việt Nam ít được cải thiện.
Trong khi đó, ngành dệt may XK của Việt Nam chủ yếu chỉ thực hiện gia cơng, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng dệt may XK lại thực sự khó khăn khi tiền đồng giảm giá vì họ phải NK nguyên liệu đầu vào. Hơn nữa, theo nhận định từ một số nghiên cứu, giá trị XK mặt hàng dệt may chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái38, do vậy việc giảm giá VND dường như chưa tác động tích cực đối với XK hàng dệt may.