Chính sách thuế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi THẾ và đề RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

+Thuế XK: Theo Biểu thuế XK, hàng dệt may XK được áp dụng thuế suất ưu đãi 0%. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải xóa bỏ các dạng ưu đãi, hỗ trợ trực tiếp trong XK nhưng có thể linh hoạt áp dụng các loại ưu đãi, trợ cấp được phép. Tuy nhiên, WTO khơng có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế XK, do đó, mức thuế suất XK 0% góp phần thúc đẩy tăng trưởng XK ngành dệt may.

+Thuế giá trị gia tăng: Mức thuế suất áp dụng đối với ngành dệt may XK căn cứ theo quy định tại Điểm 1 mục II Thông tư số 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT. Cụ thể là Thuế suất thuế GTGT 0% được “áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ XK; hoạt động xây dựng, lắp đặt cơng trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế” (Khoản 1 mục II phần B).

Điểm 1.2 Mục II Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC cũng quy định hàng hoá, dịch vụ XK được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện sau đây:

Có hợp đồng bán, gia cơng hàng hố XK; hợp đồng uỷ thác XK hoặc uỷ thác gia cơng hàng hố XK; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

- Có chứng từ thanh tốn tiền hàng hố, dịch vụ XK qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

- Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá XK. Việt Nam hiện chủ yếu gia công hàng may mặc XK, nên theo quy định này vật tư nguyên liệu NK để gia công được miễn thuế NK. Cũng theo quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK và Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế XK, thuế NK (điểm 4 Điều 12) thì “Hàng hóa NK để gia cơng cho phía nước ngồi được miễn thuế NK… và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngồi được miễn thuế XK”.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Trước đây, theo Nghị định 36 ban hành năm 1997, doanh nghiệp có vốn nước ngồi đầu tư vào khu CN, nếu có tỷ lệ XK trên 80% sản phẩm làm ra thì sẽ được hưởng thuế suất 49

thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (có thể đến 50 năm). Ngoài ra, những doanh nghiệp trong khu CN nếu tỷ lệ XK trên 30% nhưng sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước thì được hưởng mức thuế 15%. Từ năm 2007, Nghị định 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2007 đã bãi bỏ tất cả những ưu đãi liên quan đến tỷ lệ XK, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa và bãi bỏ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về sử dụng nguyên liệu trong nước. Nghị định 24/2007/NĐCP cũng chỉ rõ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung đối với cơ sở kinh doanh là 28%. Theo đó, các doanh nghiệp dệt may bị cắt ưu đãi từ cuối tháng 2/2007 - thời điểm Nghị định 24/2007/NĐ-CP có hiệu lực, và áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Từ ngày 1/1/2009, theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội, nhìn chung các ngành áp dụng “Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%” (Khoản 1, Điều 10), trừ các trường hợp quy định khác và các trường hợp được ưu đãi thuế suất. Với quy định này, các doanh nghiệp trong ngành dệt may sẽ áp dụng mức thuế suất là 25% từ 1/1/2009. Mới đây nhất, theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 (số 32/2013/QH13) được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có ba nội dung điều chỉnh ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới: - Thứ nhất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 22% từ ngày 01/01/2014 và sẽ giảm xuống còn 20% từ ngày 01/01/2016 trừ các trường hợp quy định khác và các trường hợp được ưu đãi thuế suất.

- Thứ hai, sẽ áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỉ đồng, doanh thu này được căn cứ vào doanh thu của năm trước liền kề, mức thuế suất này được áp dụng từ ngày 01/7/2013.

- Thứ ba, doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ khơng q năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. Như vậy, với việc cắt giảm mức thuế suất theo lộ trình và cho phép chuyển lỗ sẽ có ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành dệt may.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi THẾ và đề RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)