Chiến lược doanh nghiệp là hệ thống các đường lối và biện pháp phát triển doanh nghiệp, các mục tiêu cần đạt, các nguồn lực phải sử dụng để đạt được các mục tiêu, dự định trong thời hạn của chiến lược. Theo M.Porter, “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hồ giữa các hoạt động của một cơng ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lược là lựa chọn cái chưa được làm.”
Sau đây là cái nhìn cụ thể hơn về chiến lược của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dệt may Việt Nam.
+Chiến lược đổi mới công nghệ: để nâng cao giá trị mặt hàng dệt may xuất khẩu, các
doanh nghiệp cần cải tiến và đầu tư các thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến. Đây cũng là điều dễ hiểu khi phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng máy móc, cơng nghệ cũ. Khi mà nhân công giá rẻ không mang đến lợi thế về lâu dài thì đổi mới là điều bắt buộc.
+Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: đa dạng hoá sản phẩm là cần thiết để đẩy mạnh tiêu
thụ trong nước cũng như xuất khẩu sang nước ngoài.
+Chiến lược liên kết trong ngành: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng may
mặc cần xây dựng mối liên kết với những doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để tận dụng nguồn cung nội địa, giảm giá thành, tăng cạnh.
+Chiến lược quảng cáo, phân phối: khâu quảng cáo, phân phối sản phẩm là khâu vô
cùng quan trọng trong quá trình đưa sản phẩm đến khách hàng. Các cơng ty, doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay có đến 90% sản xuất để xuất khẩu, điều này vơ tình làm thị trường nội địa đầy tiềm năng chưa có được sự tiếp cận hiệu quả. Để thay đổi điều đó, các DN dệt may đã đề ra những chiến lược quảng cáo, phân phối
Ví dụ như, Tổng cơng ty May 10 đã cho ra đời hàng loạt các trung tâm thời trang riêng tại Linh Đàm (quận Hoàng Mai), Centurion Group (quận Long Biên)… Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết, các trung tâm của Tổng công ty được xây dựng theo các tiêu chí: thời trang châu Âu, công nghệ Nhật Bản, tiện dụng Mỹ, nhưng giá cả Việt Nam và mang đậm phong cách Việt. Dịch vụ may đo sơ- mi và véc-ton tiếp tục hoàn thiện hơn để phục vụ các khách hàng.
+Chiến lược phát triển thương hiệu: tình trạng hàng hóa nhập lậu qua tiểu ngạch từ
Trung Quốc, Thái-lan vào Việt Nam cịn nhiều. Do khơng phải chịu thuế cho nên sản phẩm thường có giá rẻ, khiến DN trong nước rất khó cạnh tranh. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có nhận thức về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu, thì chiến lược phát triển thương hiệu để làm nổi bật vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng là điều hết sức đúng đắn.
+Chiến lược xúc tiến thương mại: rất cần thiết cho xuất khẩu may mặc Việt Nam, các
doanh nghiệp chú trọng tìm kiếm thị trường mới, tìm hiểu nhu cầu thị trường, những rào cản thị trường để có biện pháp đối phó với sự hỗ trợ của các trung tâm xúc tiến thương mại.
+Chiến lược liên doanh liên kết: tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh
trong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may – đặc biệt là ngun liệu chính. Từ đó, cơng ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất xuất khẩu nội địa.
Nhìn chung, các cơng ty, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có những chiến lược phát triển phù hợp với bối cảnh nền kinh tế và nhu cầu thị trường.