Chính sách mơi trường

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi THẾ và đề RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 54 - 55)

Chiến lược phát triển ngành CN dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nêu rõ định hướng về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực CN dệt may như sau:

- Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường.

- Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm CN dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ơ nhiễm vào khu CN.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường.

- Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp dệt, may, nhuộm Việt Nam sử dụng cơng nghệ lạc hậu, do đó mức tiêu hao nguyên liệu cao, gây lãng phí và ơ nhiễm mơi trường. Những năm qua, ngành dệt may đã đầu tư cho sản xuất sạch hơn khoảng hơn 500.000USD, trong quá trình triển khai tiết kiệm được 2 triệu USD. Việc thực hiện sản xuất sạch hơn giúp cho ngành dệt may đáp ứng được các yêu cầu về môi trường, vượt qua các rào cản thương mại để hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh các rào cản thương mại vẫn tiếp tục tăng. Các rào cản thuế quan, rào cản phi thuế quan, rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại xanh…, tất cả đều nhằm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa của các quốc gia NK trong thời khủng hoảng hiện nay, do vậy thực hiện sản xuất sạch hơn là một trong những giải pháp giúp cho ngành dệt may tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi THẾ và đề RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)