Chiến lược phát triển du lịch từ 2000 2010

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

4. Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam

4.1. Chiến lược phát triển du lịch từ 2000 2010

4.1.1. Mục tiêu của Chiến lược:

- Mục tiêu tổng quát:

Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.

- Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm.

4.1.2. Chiến lược cụ thể

- Về thị trường:

Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG, Đông Âu.

Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập du lịch trong ngoài nước và phù hợp với quy định của Nhà nước.

Theo số liệu thống kê giai đoạn 2000 - 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh vùng ven biển luôn chiếm từ 71-74% tổng lượng khách quốc tế. Năm 2010, các tỉnh ven biển của Việt Nam đã thu hút được 10.860.000 lượt khách quốc tế. Đối với khách du lịch nội địa, du lịch biển hằng năm cũng thu hút được từ 52-57% lượt du khách toàn quốc.

Kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài, huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.

Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề.

Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm nói chung và các vùng trung tâm du lịch biển có sức hút nói riêng như Vịnh Hạ Long, Nha Trang- Khánh Hòa.

Đến năm đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch 1,5 tỷ USD (tương đương khoảng 24 nghìn tỷ đồng Việt Nam. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chiếm 20 - 30% tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, khoảng 5.000 đến 7.200 tỷ đồng. Nguồn vốn ODA chiếm 5- 10% tổng nhu cầu đầu tư CSHT du lịch, khoảng 1.200 - 2.400 tỷ đồng nhằm đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Các nguồn vốn khác chiếm 60 - 70% tổng nhu cầu đầu tư, khoảng 14.400- 18.000 tỷ đồng, huy động từ các địa phương thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước; vốn thực hiện qua hình thức BOT; vốn đóng góp của cộng đồng,…

- Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và ứng dụng khoa học, công nghệ:

Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.

Nhờ những chính sách và chiến lược thiết thực đến năm 2010, nhân lực của ngành Du lịch khoảng 1,5 triệu người, trong đó có 460.000 lao động trực tiếp. Trong đó, nhân lực có trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng du lịch chiếm 47,3% nhân lực được đào tạo, bằng 19,8% tổng nhân lực toàn Ngành. Nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học về du lịch chiếm 7,4% số nhân lực có chun mơn du lịch, bằng 3,2% tổng nhân lực. Số

nhân lực có trình độ đại học và trên đại học về du lịch như trên vẫn thấp so với nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

Ứng dụng công nghệ bắt đầu được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong hệ thống quản lý, marketing, kinh doanh du lịch…

- Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:

Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trị của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đến năm 2010, các công ty du lịch đã tăng cường các hoạt động tiếp thị và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đến các thị trường quốc tế, liên tục tham gia nhiều hội chợ du lịch quốc tế lớn như: Hội chợ ITB Berlin 2010 tại Đức; Hội chợ Cruise Shipping Miami 2010 tại Florida – Mỹ và Hội chợ Moscow International Travel & Tourism 2010 (MITT) tại Nga.

- Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch:

Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia - Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam Á (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong giai đoạn 2001-2010, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội

nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Du lịch Việt Nam vẫn cịn những khó khăn, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)