CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM
4. Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam
4.2. Chiến lược phát triển du lịch từ 2010-2020
4.2.1. Mục tiêu của chiến lược
- Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, du lịch nói chung và du lịch biển trở thành ngành kinh tế mũi nho ̣n, có tính chuyên nghiê ̣p với hê ̣ thống cơ sở vâ ̣t chất-kỹ thuâ ̣t đồng bô ̣, hiê ̣n đa ̣i; sản phẩm du lịch có chất lươ ̣ng cao, đa da ̣ng, có thương hiê ̣u, mang đâ ̣m bản sắc văn hố dân tơ ̣c, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
- Mục tiêu cụ thể
Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2015, du lịch chiếm 6% tổng GDP cả nước; năm 2020, chiếm 7%; năm 2025, chiếm 7,2% .
4.2.2. Chiến lược
- Phát triển thị trường khách du lịch:
Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du li ̣ch nô ̣i đi ̣a và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao.
Khách du lịch nội địa: Chú trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh, mua sắ m. Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ.
Khách du lịch quốc tế: Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia). Tăng cường khai thác thi ̣ trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Đông Âu (Nga, Ukraina), mở rô ̣ng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ.
Năm 2017, Việt Nam đã đạt mốc kỷ lục mới khi lượng khách quốc tế đạt khoảng 13 triệu lượt, tăng 30% so với năm 2016. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch nội địa cũng tăng
mạnh, ước đạt 74 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 500.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 7,5% vào GDP của Việt Nam
- Phát triển sản phẩm du lịch
Ưu tiên phát triển các dịng sản phẩm chính như nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh hệ sinh thái biển, ẩm thực biển, phát triển du lịch gắn với di sản, lễ hội, văn hóa của từng vùng miền, và phát triển du lịch sinh thái, hang động.
Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng được tổ chức theo các khơng gian phát triển du lịch với tính chất đặc trưng nổi trội để tạo dựng thương hiệu từng vùng
Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch đô thị; du lịch giáo dục; du lịch thể thao; du lịch dưỡng bệnh; du lịch du thuyền; du lịch làm đẹp…
Đến nay, Việt Nam đã hình thành 3 trung tâm du lịch biển có sức hút với khách quốc tế, gồm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa) với những cơ sở lưu trú hiện đại 4-5 sao, có thể đón những đồn khách đến nghỉ dưỡng và phát triển du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo). Cùng với đó là tăng cường xây dựng các khu vui chơi giải trí ven biển như khu vui chơi giải trí Hịn Thơm và phát triển nhiều hoạt động chèo thuyền du lịch, kéo dù bằng ca nô, lướt ván, đua thuyền, bóng đá, bóng chuyền bãi biển… Đặc biệt, loại hình ngắm biển bằng dù lượn, khinh khí cầu, máy bay mơ hình (ở biển Nha Trang, Đà Nẵng) hay bằng máy bay trực thăng (ở vịnh Hạ Long).
- Đầu tư phát triển du lịch
Tăng cường đầu tư cho du lịch biển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, cho các dự án quy hoạch phát triển, và các khu du lịch biển cao cấp. Ngồi việc thu hút vốn bằng hình thức tín dụng, quỹ hỗ trợ vốn đầu tư trực tiếp cần nghiên cứu ban hành chính sách sử dụng quỹ đất để tạo nguồn vốn với hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian
Đến năm 2017, ở ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú cung ứng trên 45.000 buồng Đã đầu tư nâng cấp và hoàn thành trên 35km đường tại các khu, điểm du lịch ven biển như Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến,…; một số dự án đầu tư phát triển du lịch đang triển
khai như: Khu Đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ (TP Sầm Sơn); các Khu Du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn, Du lịch sinh thái biển đảo Mê (cùng thuộc huyện Tĩnh Gia). Giai đoạn 2007-2017, có 28 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được triển khai với tổng dự toán trên 3.000 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án hồn thành, 8 dự án chuyển tiếp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức đầu tư trong nước cho lĩnh vực du lịch Việt Nam lại thấp hơn hẳn so với các nước trong khu vực: Năm 2016 Việt Nam chỉ chi khoảng 2,5 triệu USD cho xúc tiến điểm đến du lịch quốc gia trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia chi khoảng 100 triệu USD cho hoạt động này.
- Đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ
Củng cố nâng cấp năng lực cơ quan nghiên cứu triển khai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho các dự án phát triển du lịch biển, tạo các sản phẩm có tính cơng nghệ cao như cơng viên biển, tổ hợp vui chơi giải trí nổi trên biển,…
Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế.
Tổng cục Du lịch cho tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương đều đã xây dựng những website riêng để quảng bá thương hiệu và sản phẩm du lịch. Đặc biệt, một số đơn vị lữ hành như Viettravel, Saigontourist, Hanoi Tourist, Hanoi Redtours.... E- marketing và e-commerce được áp dụng rộng rãi giúp phạm vi hoạt động của các công ty được mở rộng, vượt ra khỏi giới hạn địa lý, tiết kiệm chi phí hơn so với các giao dịch cứng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn lúng túng, thực hiện còn manh mún, thiếu chiến lược cho nên hiệu quả chưa cao.
Đến năm 2017, cả nước hiện có 156 cở sở tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm 48 trường đại học, 43 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp, 23 trung tâm đào tạo nghề và 2 công ty đào tạo
Nguồn nhân lực đã có một số phát triển đáng kể, trong đó 11.300 lao động được đào tạo nghiệp vụ du lịch, chiếm 71,6% tổng số lao động.
Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết. Mở rộng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
Tính đến hết năm 2015, du lịch Việt Nam đã ký kết 08 văn bản hợp tác đa phương. Về quan hệ hợp tác song phương, du lịch Việt Nam đã ký kết 80 văn bản với các nước trong khu vực và các thị trường trọng điểm như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha... Trên cơ sở đó hợp tác với các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Úc và châu Âu được đẩy mạnh.
Du lịch Việt Nam là thành viên tích cực của các tổ chức du lịch chuyên ngành như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch các nước ASEAN… tham gia hầu hết các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế như APEC, ASEAN, GMS, Hành lang Đông Tây... Thông qua mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án đầu tư từ nguồn vốn nước ngồi (FDI), góp phần quan trọng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển.
Trong giai đoạn 2010-2017 vừa qua, việc thực hiện chiến lược luôn đảm bảo sự nhất quán với quan điểm phát triển, chất lượng dịch vụ được tăng lên đáng kể, nhận thức về phát triển du lịch của các cấp, các ngành và tồn xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt. Ngành Du lịch ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội; dần từng bước khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn những tồn tại, hạn chế như năng lực cạnh tranh còn thấp; phát triển du lịch còn thiếu sự bền vững, nhiều vấn đề về môi trường du lịch chưa được giải quyết; phát triển sản phẩm du lịch chưa đạt như kỳ vọng, còn thiếu sản phẩm đặc thù, mang bản sắc riêng; cơng tác xúc tiến quảng bá chưa có sự chuyển biến đột phá tương xứng với yêu cầu phát triển; chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế; kinh phí đầu tư cho du lịch cịn thấp; hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế...