Điều kiện về cầu:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

1. Giải pháp từ chính phủ

1.2. Điều kiện về cầu:

Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm. Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du li ̣ch nô ̣i đi ̣a và du lịch quố c tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao.

- Du khách nội địa:

Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh,tham quan, tắm biến.

Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ.

- Du khách quốc tế:

Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia).

Tăng cường khai thác thi ̣ trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Đông Âu (Nga, Ukraina)...

Mở rô ̣ng thi ̣ trường mới: Trung Đông, Ấn Độ

1.2.2. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu:

Lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.

1.2.3. Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở thương hiệu du lịch vùng, địa phương, DN và thương hiệu sản phẩm:

Chú trọng phát triển những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương để đảm bảo hiệu ứng thống nhất

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)