Các ngành hỗ trợ và liên quan:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

1. Giải pháp từ chính phủ

1.3. Các ngành hỗ trợ và liên quan:

Du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác như: Y tế, thương mại, tài chính, an ninh, hải quan, giao thơng vận tải, khách sạn Muốn phát triển du lịch một cách bền vững ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối hợp nhịp nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

1.3.1. Ngành giao thông vận tải (tàu biển, đường biển)

Để thúc đẩy du lịch tàu biển phát triển, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: Mở cửa đảo Phú Quốc và Cơn Đảo cho tàu khách nước ngồi vào tham quan; giảm phí visa cho khách du lịch tàu biển, giảm cảng phí cho tàu khách quốc tế... Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp lữ hành, loại hình du lịch tàu biển nước ta vẫn cịn nhiều khó khăn cần khắc phục.

Cần nhanh chóng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất tại các bến cảng; cải tạo điều kiện về kỹ thuật, vệ sinh, an tồn để phù hợp việc đón tàu du lịch, bảo đảm phục vụ du khách với chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.

Để phát triển bền vững loại hình này, nhất thiết phải đầu tư xây dựng một số cảng du lịch chuyên dụng với ga đón khách hiện đại, đầy đủ tiện nghi và dịch vụ đi kèm để có thể phục vụ các tàu kích thước lớn và tăng cường sức mua, khả năng chi tiêu của du khách.

Việc nâng cấp cảng biển nên được triển khai tập trung tại một số cảng tiềm năng như Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc, Huế.

1.3.2. Ngành cung ứng sản phẩm du lịch biển

Hệ thống cơ sở lưu trú

Phát triển và mở rộng ngành kinh doanh khách sạn, cải thiện đội ngũ nhân viên với chất lượng dịch vụ tốt hơn, đầu tư xây dựng những khách sạn cao cấp.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)