Cạnh tranh ngành

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

5. Cạnh tranh ngành

Theo Tổng cục Du lịch, so sánh trong ASEAN, năm 2016 Việt Nam đứng thứ 5 về số lượng khách quốc tế với hơn 10 triệu lượt, bằng 31% so với Thái Lan (32,6 triệu), bằng 37% của Malaysia (26,8 triệu), 61% của Singapore (16,4 triệu), 83% so với Indonesia (12 triệu). Tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam cao thứ 2 khu vực. Trong cả giai đoạn 2011-2016, du lịch Việt Nam tăng trưởng 11%, chỉ thấp hơn Myanmar (37%) và Campuchia (12%). Riêng năm 2016, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực (26%), trong khi Indonesia đạt 16% (cao thứ hai khu vực), Philippines (11%), Thái Lan (9%), Singapore (8%), Campuchia và Malaysia (4%), các nước khác giảm.

Rất nhiều chỉ số của Việt Nam bị xếp hạng thấp: Chất lượng hạ tầng du lịch (hạng 113), mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (hạng 101) và mức độ mở cửa quốc tế (hạng 76).

5.1. Mức độ chi cho du lịch:

Thấp hơn hẳn so với các nước trong khu vực: Năm 2016 Việt Nam chỉ chi khoảng 2,5 triệu USD cho xúc tiến điểm đến du lịch quốc gia trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia chi khoảng 100 triệu USD cho hoạt động này.

5.2. Chính sách miễn nhập cảnh:

Chưa thực sự hiệu quả. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 22 nước nhưng Indonesia miễn cho 169 nước và vùng lãnh thổ; Singapore là 158, Philippines 157, Malaysia 155 và Thái Lan miễn cho công dân 61 nước và vùng lãnh thổ.

Các công tác phát triển du lịch ở nước ngồi: Cịn rất hạn chế. Malaysia có 35 văn phòng đại diện du lịch tại nước ngồi, Thái Lan có 28 văn phịng, Singapore 23 văn phịng cịn Việt Nam đến nay vẫn chưa có một văn phịng đại diện du lịch nào ở nước ngoài.

5.3. Nguồn nhân lực:

Còn rất yếu. Số lượng doanh nghiệp du lịch đang gia tăng, hiện có hàng trăm khách sạn đang chờ mở cửa và đang cần người làm việc nhưng lại thiếu người làm nghề. Trong số 9.920 HDV quốc tế thì HDV nói tiếng Anh có 5.595 người, tiếng Hoa có 1.586 người, tiếng Pháp có 1.135 người, tiếng Nga có 521 người, tiếng Nhật có 512 người... Khơng chỉ thế, phần lớn nguồn nhân lực du lịch chỉ qua các khóa học “cấp tốc” hoặc ngắn hạn nên kỹ năng

nghề nói chung cịn thấp. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động đã qua đào tạo, nhưng rất ít người được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch, chủ yếu từ các ngành nghề khác chuyển sang.

Tổng cục Du lịch cảnh báo, du lịch Việt Nam cịn ở vị trí thấp so với các nước Thái Lan, Malaysia và Singapore. Khả năng đuổi kịp các nước này chỉ có thể đặt ra khi Việt Nam thực sự quan tâm đến ngành du lịch. Đối với các nước ở nhóm thấp hơn, du lịch Việt Nam ở mức độ phát triển cao hơn, nhưng nếu ta khơng quan tâm và có những xung lực phát triển mới thì du lịch các nước có thể dần tiệm cận với mức độ phát triển du lịch của nước ta.

So với các nước trong khu vực hay các nước trên thế giới, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch biển Việt Nam nói riêng đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các nước bạn, lượng khách nội địa của du lịch biển 2000- 2016 liên tục tăng nhưng khách quốc tế lại tăng giảm liên tục, chứng tỏ Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao tính cạnh tranh ngành du lịch để thu hút khách tham quan.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)