Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh ngành:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

1. Giải pháp từ chính phủ

1.4. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh ngành:

1.4.1. Chiến lược tập trung cho việc xây dựng và phát triển theo chiều sâu:

Chính phủ cần xác định chiến lược phát triển du lịch trên cả nước là phát triển theo chiều sâu, chuyên nghiệp và hiện đại, đảm bảo chất lượng và khẳng định thương hiệu, tránh đầu tư dàn trải. Để đạt được điều đó, trước mắt ngành du lịch phải cải thiện mức độ ưu tiên

về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thủ tục nhập cảnh để du khách không phải gặp những trở ngại khơng đáng có.

1.4.2. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin:

Đảm bảo có sự đầu tư thoả đáng hơn cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học.

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định các giải pháp ứng phó của du lịch biển với tác động của biến đổi khi hậu và nhất là mực nước biển dâng.

1.4.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong ngành

- Đối với doanh nghiệp và người dân địa phương

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch như xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động du lịch.

Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch; gắn du lịch với các hoạt động, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, làng nghề.

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch

Đối với một số khu vực có điều kiện quản lý tốt (đặc biệt là các đảo) cần có chính sách xuất nhập cảnh ”cởi mở” hơn như miễn visa trong một khoảng thời gian nhất định để khách có thể tham quan, nghỉ dưỡng tại địa điểm đó. Kinh nghiệm của chính sách này đối với trường hợp du lịch Phú Quốc cần được nghiên cứu, nhân rộng ra những địa điểm có điều kiện tương đồng.

Tập trung chấn chỉnh các hoạt động du lịch, duy trì an ninh, an tồn tại điểm đến; tăng cường các điểm mua sắm; chủ động quản lý và có định hướng đào tạo hướng dẫn viên; có chính sách thu hút đầu tư; giải quyết các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp và khách du lịch; phối hợp tổ chức đón các đồn FAM đến tham quan, khảo sát. Tổng cục trưởng đặc biệt nhấn mạnh các địa phương trọng điểm về du lịch, điển hình là Đà Nẵng hiện đang thu hút một lượng lớn khách Trung Quốc, Hàn Quốc cần có cách ứng xử phù hợp và các biện pháp linh hoạt để vừa tăng cường thu hút khách du lịch đồng thời đảm bảo môi trường du lịch tại điểm đến.

1.4.4. Chiến lược phát triển bền vững:

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên, hiện tại du lịch nước ta vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Ơ nhiễm về mơi trường, các sản phẩm du lịch chưa có nhiều tính sáng tạo, du lịch cịn làm ăn manh mún, tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập.

Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào. Chính phủ cần có những giải pháp kịp thời để vừa đẩy mạnh du lịch biển vừa duy trì được tính bền vững trong ngành du lịch.

Từ trước đến nay, chúng ta còn thiếu các chiến lược phát triển xuyên suốt, đồng bộ để xoay chuyển tình thế. Chúng ta chủ yếu khai thác “mỏ vàng” thiên nhiên ban tặng chứ đầu tư ngược lại khơng đáng kể. Vì thế, muốn khai thác du lịch biển Việt Nam theo hướng bền vững, chúng ta phải khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tới tìm hiểu, khảo sát và áp dụng chính sách ưu đãi như giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị, ưu đãi tín dụng cho những doanh nghiệp tham gia đầu tư hạ tầng, cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ để phục vụ khách du lịch biển, đảo tại các điểm du lịch biển, đảo.

Phải chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu du lịch qua việc xây dựng sản phẩm biển, đảo phải gắn với văn hóa địa phương đặc thù và các di sản nổi tiếng trong khu vực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung đào tạo đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn

viên du lịch biển vừa có sức khỏe, có nghiệp vụ, kỹ năng, vừa thông thạo ngoại ngữ, yêu nghề để phục vụ khách du lịch.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành du lịch biển việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)