CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM
1. Giải pháp từ chính phủ
1.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất:
Nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng cần đảm bảo cho việc gìn giữ tài nguyên và môi trường cho việc phát triển bền vững.
1.1.1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Có chính sách quy định về tổ chức quản lý, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, khai thác tài nguyên phục vụ du lịch.
Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lí giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ và phục hồi tài nguyên
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.
Xác định rõ vai trò của các cấp, các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch bền vững.
1.1.2. Nguồn tài nguyên lịch sử, văn hóa
Đầu tư bảo vệ, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch: Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với vùng ven biển, nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa liên quan đến đời sống sinh hoạt của các dân tộc Việt Nam
Chính sách hỗ trợ cho những dân tộc thiểu số, những nét phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, văn hóa sinh hoạt-sản xuất… được diễn ra thường xuyên, đem lại nguồn lợi kinh tế
cho người dân địa phương, người dân trong tỉnh sẽ có thêm thu nhập và tái đầu tư cho đời sống của mình, tạo ra những nét văn hóa mới, chính họ sẽ góp phần chung tay giữ gìn và phát huy nó.
1.1.3. Nguồn vốn và cơ sở hạ tầng:
- Thu hút vốn đầu tư
Chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vốn vào du lịch biển
Cơ chế chính sách về thuế trong đó có sự ưu tiên, miễn giảm thuế, khơng thu thuế có giới hạn nhằm khuyến khích đầu tư vào các vùng đất cịn hoang sơ, đặc biệt là hệ thống đảo, nơi tài ngun du lịch cịn ít hoặc chưa được khai thác; khuyến khích phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo tồn tự nhiên và văn hoá như du lịch sinh thái, du lịch làng quê.
Cơ chế chính sách khuyến khích đảm bảo an tồn về vốn cho nhà đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính đặc biệt trong trường hợp đầu tư ra các đảo, đầu tư phát triển các khu du lịch cao cấp, các tổ hợp vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là vấn đề không mới, tuy nhiên trong thực tế đầu tư phát triển nhiều khu du lịch biển ở các trọng điểm du lịch biển như Đà nẵng, Vũng Tàu, Phú Quốc, v.v. nhiều nhà đầu tư đã phải ”bỏ cuộc” bởi cho đến nay vẫn tồn tại khá nhiều thủ tục hành chính từ phía các nhà quản lý (ngành và lãnh thổ)
Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần trong và ngoài nước cho việc phát triển du lịch biển.
Cần thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư, và trong bối cảnh ngân sách còn hạn chế như hiện nay, cần đẩy mạnh hình thức đối tác cơng tư PPP làm nguồn vốn chủ lực để phát triển. Sau đầu tư PPP là nguồn vốn ODA và thứ ba là vốn thông qua phát hành trái phiếu của địa phương. Ngồi ra cịn một kênh hỗ trợ vốn nữa, đó là từ các ngân hàng.
Cần tranh thủ nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là các cơ sở hạ tầng giao thơng có quy mơ lớn.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
Dựa trên những điều kiện thực tế, có thể thấy rằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ khiến cho ngành du lịch Việt nam nói chung và du lịch biển nói riêng có những bước phát
triển mới. Chính phủ Việt Nam cần đưa ra những nghị quyết và chính sách nhằm thúc đẩy, cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở giao thông tại Việt Nam.
Đầu tư phát triển đồng bộ các hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng cũng như các cơng trình dịch vụ du lịch bổ trợ khác.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới trong xây dựng và quản lí vận hành cơng trình cơ sở hạ tầng nhằm rút ngắn trình độ phát triển nhất là phát triển du lịch biển với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cần mở thêm các cảng hàng không quốc tế với quy mô rộng hơn, cũng như xây dựng các cảng tàu khách quốc tế, các nhà hàng lớn, chuyên nghiệp, hay các khách sạn, resort đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, …
1.1.4. Nguồn nhân lực:
Nâng cao nhận thức về yêu cầu hội nhập về nhân lực du lịch
Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch cả nước và ở các địa phương.
Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch.
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho người lao động; công tác đào tạo, huấn luyện tại chỗ là loại hình cần được quan tâm do hiệu quả mang lại của loại hình này sát với u cầu cơng việc. Xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực
Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đáp ứng nhu càng ngày càng tăng về lực lượng lao động ngành.
Thực hiện liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch để đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp; đồng thời phối hợp với Sở Du lịch tranh thủ công tác đào tạo của Tổng cục Du lịch và các dự án đào tạo quốc tế nhằm cải thiện nhanh số lượng, đạt chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.