Giải pháp của Thái Lan trong việc vượt qua rào cản an ninh trong xuất

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KINH NGHIỆM vƣợt rào cản AN NINH TRONG XUẤT KHẨU SANG mỹ của một số nƣớc CHÂU á và KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 52 - 55)

lƣợng xuất khẩu tuy vẫn tăng nhƣng có xu hƣớng tăng chậm lại. Năm 2014, giá trị xuất khẩu nhóm hàng Thiết bị điện tử là 6,901 tỷ USD, tăng 7,6% so với giá trị năm 2013.

- Cao su: Thái Lan là nƣớc sản xuất cao su thiên nhiên chiếm 1/3 sản lƣợng trên thế giới. Chính phủ Thái Lan cũng đang có nhiều hành động để hỗ trợ cho ngành này. Năm 2014, giá trị xuất khẩu cao su sang Mỹ của Thái Lan là 2,032 tỷ USD, giảm 3,5% so với giá trị năm 2013.

Mối quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc Thái Lan và Mỹ cũng đã đƣợc thiết lập trong một khoảng thời gian khá dài. Hai nƣớc cũng không ngừng xúc tiến, thúc đẩy thƣơng mại phát triển. Sản lƣợng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ trong thời gian gần đây tuy tăng chậm nhƣng đều và khá ổn định. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là 28,02 tỷ USD, tăng 3,36% so với giá trị năm 2013 và đây cũng là giá trị cao nhất mà Thái Lan đạt đƣợc trong giai đoạn 2000-2014.

2.4.2 Giải pháp của Thái Lan trong việc vượt qua rào cản an ninh trong xuất khẩu sang Mỹ khẩu sang Mỹ

2.4.2.1 Chính thức tham gia chương trình CSI

Thái Lan cũng mà một trong số ít các quốc gia có cảng tham gia vào chƣơng trình Sáng kiến an ninh container CSI của Mỹ. Tháng 8/2004, cảng Laem Chabang, Thái Lan chính thức trở thành cảng thứ 24 tham gia chƣơng trình CSI.

Laem Chabang là cảng lớn thứ ba của Thái Lan, có nhiệm vụ gánh bớt sự quá tải của cảng Bangkok trƣớc sự lớn lên của luồng kinh tế. Năm 2007, cảng Laem Chabang đã đƣợc Hiệp hội cảng của Mỹ xếp thứ hạng 21 về mức độ phồn vinh nhất thế giới. Năm 2010, Laem Chabang là cảng lớn thứ 22 trong số 50 cảng lớn nhất thế giới về sản lƣợng hàng container thông qua.

Phần lớn hàng hóa quốc tế vận chuyển đến Thái Lan đều đi qua Laem Chabang, đây cũng là cảng chính yếu cho các mặt hàng cung cấp và xuất cho thủ đô Bangkok.

Mỹ lựa chọn cảng Laem Chabang là một trong những cảng chuyển tải của mình khơng những làm mở rộng chƣơng trình CSI, mà còn giúp tạo thuận lợi hơn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cho hàng hóa của Thái Lan trong nhập khẩu vào Mỹ. Sự liên kết chặt chẽ giữa Hải quan hai nƣớc giúp việc làm thủ tục xuất-nhập và thơng quan hàng hóa trở nên đơn giản hơn.

Có thể nói một phần nhờ tác động của việc tham CSI, sản lƣợng năm 2004 của Thái Lan tăng 2,54 tỷ USD, 15,77% so với giá trị năm 2003. Năm 2005, một năm sau khi cảng Laem Chabang gia nhập CSI, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Thái Lan tăng 2,39 tỷ USD hay 12,8% so với giá trị năm 2004.

2.4.2.2 Ký kết với Mỹ Hiệp định Thương mại và đầu tư khung (TIFA – Trade & Investment Framework Agreement) với Mỹ

TIFA là một thỏa thuận thƣơng mại trong đó thiết lập một khuôn khổ cho việc mở rộng thƣơng mại và giải quyết tranh chấp nợ giữa các nƣớc. TIFA thƣờng đƣợc xem nhƣ một bƣớc tiến triển quan trọng hƣớng tới việc thiết lập Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA).

Thái Lan và Mỹ đã ký kết TIFA với nhau vào năm 2002, cùng nhau thảo luận về các vấn đề thƣơng mại và đầu tƣ, các vấn đề hải quan… Năm 2004, cả hai nƣớc đã phát động các cuộc đàm phán về Hiệp định thƣơng mại tự do nhƣng cuối cùng đến năm 2006, do vấn đề của Quốc hội Thái Lan khiến việc đàm phán này bị đình chỉ lại.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nƣớc vẫn rất tốt đẹp. Đầu năm 2013, hai nƣớc đã có một cuộc họp kéo dài hai ngày trong khuôn khổ Hiệp định Thƣơng mại và Đầu tƣ khung TIFA đề bàn bạc về các vấn đề song phƣơng, khu vực đa phƣơng nhằm tăng cƣờng thƣơng maị đầu tƣ.

Ta có thể nhận thấy các hiệp định này ảnh hƣởng khá lớn tới tình hình nhập khẩu từ Thái Lan của Mỹ. Năm 2003, sau ký kết TIFA, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan cũng đã có những chuyển biến tích cực, giá trị này đã tăng lên 0,42 tỷ USD so với giá trị năm 2002. Năm 2004, khi các vòng đàm phán cho Hiệp định Thƣơng mại Tự do đƣợc phát động, mối quan hệ thƣơng mại cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Sản lƣợng năm 2004 tăng đột biến so với năm 2003, đạt 18,64 tỷ USD, tăng 2,54 tỷ USD tƣơng đƣơng 15,77%. Con số này vẫn chƣa dùng lại và tiếp tục tăng. Năm 2005-2006, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của nƣớc Thái đạt giá trị tƣơng ứng là 21,03 và 23,68 tỷ USD.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.4.2.3 Triển khai thực hiện Bộ luật ISPS

Chính phủ Thái Lan đã giao cho Cục Hàng hải (MD – Marine Department) của Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm mọi vấn đề hàng hải. Cục Hàng hải là Cơ quan thiết kế cho các thiết bị tàu và cảng theo Bộ luật ISPS.

Cục Hàng hải Thái Lan dịch Bộ luật ISPS sang tiếng Thái và dƣới sự chấp thuận của Quốc hội. Các quy định này đã có hiệu lực vào đầu tháng 2/2004. Danh sách tên các cảng và tàu của Thái đã đƣợc phê duyệt theo Bộ luật ISPS đƣợc trình cho IMO vào tháng 7/2004.

Năm 2004 cũng là năm Thái Lan chính thức gia nhập CSI, chính vì vậy khi mới triển khai Bộ luật ISPS, cảng Laem Chabang đƣợc Thái Lan chú trọng đặc biệt trong việc cung cấp các trang thiết bị, đào tạo nhân viên cảng, đánh giá để chứng nhận an ninh cho cảng Laem Chabang và các tàu hoạt động tại cảng.

Thái Lan cũng có những biện pháp tích cực để vƣợt qua những rào cản an ninh của Mỹ, thúc đẩy mối quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Không kể tới những yếu tố khách quan do nền kinh tế tác động, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Thái Lan vẫn tăng đều qua các năm. Giai đoạn 2004-2008 và sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 là giai đoạn 2010-2014, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, tuy tỷ lệ tăng không đều nhƣng tăng vẫn là dấu hiệu triển vọng của hoạt động này. Năm 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ của Thái Lan là 28,02 tỷ USD, là giá trị kỷ lục của nƣớc này.

Đặc biệt, cao su là mặt hàng có trị giá xuất khẩu sang Mỹ lớn thứ ba của Thái Lan, Chính phủ Thái Lan đã ra quyết định thành lập Liên đoàn Ngƣời trồng cao su để giải quyết khó khăn của ngành vào tháng 1/2015 mới đây. Điều này thúc đẩy ngành có triển vọng là cao su đƣợc phát triển nhiều hơn, nông dân cũng sẽ yên tâm hơn để tập trung canh tác.

Giá trị xuất khẩu cao mang lại nhiều lợi ích cho Thái Lan, tuy giai đoạn gần đây, tăng trƣởng của hoạt động xuất khẩu có chậm lại, nhƣng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt mức cao và có triển vọng sẽ tiếp tục tăng trong tƣơng lai.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KINH NGHIỆM vƣợt rào cản AN NINH TRONG XUẤT KHẨU SANG mỹ của một số nƣớc CHÂU á và KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)