Thực trạng thị trường viễn thông di động tại Hà Nội giai đoạn 2010 –

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu tác động của mức độ hài lòng đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng trong thị trường viễn thông di động tại hà nội (Trang 29 - 33)

2014

2.1.2. Thực trạng thị trường viễn thông di động tại Hà Nội giai đoạn 2010 –

2014

Quy mô thị trƣờng viễn thông di động Hà Nội

Quy mô thị trường viễn thông di động Hà Nội được thể hiện cụ thể thông qua số lượng thuê bao điện thoại di động tại Hà Nội (hình 2.1).

Hình 2.1. Số lƣợng thuê bao điện thoại di động tại Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014

(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, Sách trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam các năm 2011, 2012, 2013, 2014)

Hình 2.1 cho thấy, số lượng thuê bao điện thoại di động tại Hà Nội có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2010 – 2014. Ngoại lệ trong năm 2013, số lượng thuê bao di động giảm xuống khoảng 0,8 triệu thuê bao (mức giảm là 6%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này xuất phát từ những biến động lớn liên tiếp của thị trường (tái cấu trúc một số tập đồn viễn thơng lớn như VNPT, tăng cước 3G, bốn doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, trào lưu OTT bùng phát). Tuy nhiên chỉ sau một năm, số lượng thuê bao đã tăng trưởng gấp đôi (12%) và giữ vững xu hướng tăng trưởng của thị trường viễn thông di động Hà Nội.

11,16 12,73 13,17 12,37 13,860 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Triệu thuê bao

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngồi ra, hình 2.1 cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng bình quân trong cả giai đoạn 2010 - 2014 là 6%/năm. Đây là mức tăng trưởng thấp so với các giai đoạn trước năm 2010. Dù có sự xuất hiện của các dịch vụ mới, các dịch vụ giá trị gia tăng, nhưng do giảm giá, khuyến mại, doanh thu bình quân trên thuê bao (ARPU) tiếp tục giảm (Chu Tiến Đạt, 2014).

Bên cạnh số lượng thuê bao di động, quy mô thị trường viễn thông Hà Nội cũng được đánh giá là thị trường lớn thông qua việc so sánh với các tỉnh và thành phố khác về tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động.

Hình 2.2. Tỷ lệ dân số 15-54 tuổi sử dụng điện thoại di động trên tổng số dân tại bốn thành phố lớn

(Nguồn: Báo cáo thị trường truyền thông Việt Nam, 2011 của TNS)

Tỷ lệ dân số 15-54 tuổi sử dụng điện thoại di động tại Hà Nội liên tục tăng lên trong các năm 2010 và 2011. Đây cũng là xu hướng của toàn giai đoạn 2010 – 2014. Trong so sánh tương quan với 3 thành phố lớn nhất cả nước là Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ thì Hà Nội ln dẫn đầu về tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động. Cùng với tỷ lệ tăng dân số do nhập cư, Hà Nội trở thành thị trường viễn thơng di động có tiềm năng về tăng trưởng.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hà Nội Đà Nẵng Tp HCM Cần Thơ 89 80 86 64 93 83 91 83 Đơn vị: % 2010 2011

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cơ cấu thị trƣờng viễn thơng di động Hà Nội

Tính đến cuối năm 2014, trên thị trường viễn thông di động Hà Nội chỉ còn lại năm nhà mạng là Viettel, Vinaphone, MobileFone, VietnamMobile và Gmobile.

Hình 2.3. Thị phần các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động tại Hà Nội năm 2014 tại Hà Nội năm 2014

(Nguồn: Sở thông tin và truyền thông Hà Nội, 2014)

Khơng có nhiều biến động so với các năm khác trong giai đoạn 2010 – 2014, trong năm 2014, Viettel dẫn đầu về thị phần thuê bao di động, với quy mô gần bằng một nửa thị trường. Phần thị trường còn lại tập trung vào hai nhà mạng là Vinaphone (29%) và MobileFone (13%). Sự thay đổi rất ít trong thị phần của các nhà mạng phản ánh chiến lược tập trung bảo vệ thị trường của các nhà mạng lớn, hạn chế phát triển thị trường theo chiều rộng. Điều này cũng phù hợp với thực tế, khi mà thị trường trong nước có tốc độ phát triển chậm, doanh thu bình quân trên thuê bao giảm, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng phát triển theo chiều sâu thơng qua phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng. Đồng thời, các doanh nghiệp có tiềm lực sẽ hướng ra thị trường nước ngồi để tìm kiếm cơ hội.

Các nhà mạng nhỏ như VietnamMobile và Gmobile chỉ chiếm khoảng 10% thị phần. Các mạng nhỏ sẽ ngày càng khó khăn do chưa đủ tích luỹ th bao, trong khi

48% 29% 13% 6% 4% Viettel VinaPhone MobileFone Vietnamobile Gmobile

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thị trường phát triển chậm lại. Điều này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng trong việc duy trì số lượng khách hàng và sự trung thành của họ.

Trong các loại dịch vụ viễn thông di động tại thị trường Hà Nội, phần lớn chỉ gồm có hai loại chính là 2G và 3G. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng Hà Nội là gia tăng sử dụng dịch vụ 3G. Điều này được thể hiện cụ thể trong hình 2.4.

Hình 2.4. Cơ cấu số lƣợng thuê bao di động 2G và 3G tại Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014

(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, Sách trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam các năm 2011, 2012, 2013, 2014)

Trong hình 2.4, tỷ lệ phần trăm số lượng thuê bao di động 3G có xu hướng tăng mạnh với tốc độ bình quân xấp xỉ 54%/năm. Tốc độ này lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng số thuê bao là 6%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014. Như vậy có thể thấy rằng, thị trường viễn thơng di động Hà Nội đang chuyển dịch mạnh sang sử dụng dịch vụ 3G thay vì 2G như trước. Đây cũng chính là xu thế phát triển tất yếu của ngành viễn thông di động thế giới.

7,67 16,01 15,700 19,69 24,400 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thuê bao 3G Thuê bao 2G

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nghiên cứu tác động của mức độ hài lòng đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng trong thị trường viễn thông di động tại hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)