Hoàn thiện khung pháp luật thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư nước ngoài vào các trang thương mại điện tử lớn tại việt nam giai đoạn 2014 – nay (Trang 65 - 69)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về đầu tư nước ngoài và thương mại điện tử

3.2.1: Hoàn thiện khung pháp luật thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam. Ngoài ra, đây cịn là lĩnh vực rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và yếu tố ảo, giữa thực thể tồn tại với thực thể trong khơng gian số. Chính vì vậy khung pháp lý nói chung vẫn cịn nhiều mảng trống cần phải hồn thiện. Do đó, hồn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử, xây dựng hệ sinh thái cho thương mại điện tử và kinh tế số là một nội dung quan trọng cần được xác định để định hướng phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới. Tuy vậy, vẫn còn một số điều

khoản đang là rào cản đối với các chủ thể tham gia thương mại điện tử, qua đó kiến nghị giải pháp:

Thứ nhất, bên cạnh các website thương mại điện tử, các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đang được sử dụng như kênh liên lạc giữa người mua và người bán rất phổ biến ở Việt Nam. Cũng phải kể đến số doanh nghiệp sử dụng nền tảng di động làm kênh trung gian cho hoạt động bán lẻ ngày càng tăng. Thực tế ghi nhận nhiều phản ánh xấu về giao dịch thương mại điện tử, mà phần lớn là người mua không nhận được hàng với chất lượng như người bán đăng tải trên website bán hàng, mạng xã hội. Do đó, quản lý hoạt động thương mại điện tử trên các mạng xã hội, trên nền tảng di động cũng không kém phần cấp thiết. Thực tế cho thấy, Cơ quan chức năng cũng chưa có quy định rõ ràng đối với danh sách các website thương mại điện tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng; thiếu hướng dẫn chi tiết về quy trình giao kết hợp đồng mua hàng trực tuyến cũng như những cảnh báo cần thiết đối với người tham gia loại hình dịch vụ này. Theo Điều 23 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, quy định: “Bộ Cơng thương có trách nhiệm quy định cụ thể về quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến trên website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức, cá nhân lập ra để mua hàng hóa, dịch vụ.”, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết này. Vì vậy cần thiết đưa ra các hướng dẫn chi tiết về các quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thương mại điện tử.

Thứ hai, trong nỗ lực đảm bảo sự trong sạch của các hoạt động thương mại điện tử, quy định hiện hành cho phép Bộ Công thương công bố công khai trên cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử danh sách các website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ở đây tồn lại lỗ hổng tạo cơ sở cho cạnh tranh không lành mạnh. Quy định hiện hành lại khơng giới hạn những người có quyền phản ánh website có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cũng không quy định chi tiết quy chế xác thực, dẫn tới rủi ro các đối thủ cạnh tranh lợi dụng phản ánh tiêu cực lẫn nhau. Chính vì vậy, Nhà nước cần có quy định cụ thể cũng như chế tài xử phạt đối với các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử.

Thứ ba, các cấp quản lý chưa có quy định quản lý thực tế, dứt điểm đối với các doanh nghiệp, các nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử. Thông tư số 47/2014/TT- BCT quy định, các cơng ty có trang web bán hàng, các trang mạng xã hội phải đăng ký trên sàn giao dịch điện tử và các trang mạng xã hội phải có trách nhiệm quản lý thông tin, hoạt động của người đăng ký trên trang mạng xã hội của mình. Mọi hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phải đăng ký với Cục Thương mại điện tử thuộc Bộ Công thương. Cơ quan thuế phối hợp, lấy thông tin trên Cục Thương mại điện tử để theo dõi các doanh nghiệp, các tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, từ đó rà sốt các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác để thu thuế. Thế nhưng thực tế cho thấy việc kê khai đăng ký với Cục Thương mại điện tử hiện không nhiều. Nguyên nhân, do Thông tư quy định trách nhiệm đăng ký là của doanh nghiệp mà không quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, nhiều doanh nghiệp cố tình né tránh trách nhiệm đăng ký mà vẫn không bị xử lý. Thêm vào đó, hoạt động thương mại điện tử cho phép các cá nhân cũng có thể tham gia và nhiều giao dịch trong số đó chỉ là những giao dịch lẻ tẻ với giá trị không cao. Đây cũng là lý do khiến cho việc thu thuế trở nên rất khó khăn, địi hỏi phải đưa ra quy định chặt chẽ hơn nhằm tránh thất thu thuế.

Thứ tư, việc giải quyết các tranh chấp liên quan thương mại điện tử hiện nay theo quy định Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015, mà theo đó, tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật này có quy định “Thơng điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.” được coi là chứng cứ. Nói cách khác, chứng cứ điện tử là những chứng cứ được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số có liên quan đến vụ việc tranh chấp. Chứng cứ điện tử bao gồm một số dạng:

 Chứng cứ điện tử do máy tính hoặc ứng dụng thương mại điện tử tự động tạo ra: Cookies, URL, email logs, server logs, ...

 Những dữ liệu do con người tạo ra: các văn bản, bảng biểu, hình ảnh, thơng tin, ... được lưu dưới dạng tín hiệu điện tử.

Để thu thập những chứng cứ điện tử này, cần sử dụng kỹ thuật, công nghệ và phần mềm phù hợp nhằm phục hồi lại những “dấu vết điện tử” đã bị xóa, bị ghi đè, những dữ liệu tồn tại dưới dạng ẩn, đã mã hóa, những phần mềm, mã nguồn được cài đặt dưới dạng ẩn, để làm cho có thể đọc được, ghi lại dưới hình thức có thể đọc được và có thể sử dụng làm bằng chứng pháp lý trước tịa án. Tuy nhiên, cách thức và quy trình thu thập chứng cứ điện tử, quyền của chủ thể liên quan khi tiến hành thu thập đều chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Để tiến hành thu thập chứng cứ điện tử theo quy định của Toà án được thuận lợi, kiến nghị pháp luật cần có quy định:

 Quyền yêu cầu cung cấp dữ liệu máy tính; quyền và thủ tục thu giữ và lưu giữ chứng cứ điện tử đối với các nhà cung cấp dịch vụ internet, chủ sở hữu máy tính.

 Quyền yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao, thông tin truy cập, thông tin các cuộc gọi và những thơng tin khác có liên quan đến vụ việc đối với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, internet.

 Quy định cụ thể quyền yêu cầu cung cấp thơng tin trên máy tính dưới dạng có thể đọc được, hữu hình và mang đi được. Điều này rất quan trọng vì với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin và viễn thơng, dữ liệu tồn tại ở nhiều dạng lưu trữ, mã hóa phức tạp mà chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ mới có khả năng và cơng cụ giải mã.

 Quy định bảo quản dữ liệu điện tử đã được truyền tải qua mạng máy tính, đặc biệt là dữ liệu có nguy cơ bị mất hoặc sửa đổi, để cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm và thu giữ những thơng tin có liên quan đến vụ việc.

Thứ năm, cần xem xét quy định nhãn tín nhiệm như một điều kiện kinh doanh trong thương mại điện tử nhằm hạn chế tối đa các website kinh doanh thương mại điện tử khơng an tồn và có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng. Các website thương mại điện tử

thuộc phạm vi cấp nhãn tín nhiệm bao gồm B2C, Sàn giao dịch thương mại điện tử và Nhóm mua. Nhãn tín nhiệm cũng được áp dụng hiệu quả ở các nước phát triển như Truste của Mỹ, TradeSafe của Nhật Bản, ...

Thứ sáu, trong khi các website thương mại điện tử ra đời và phát triển rầm rộ thì các hoạt động lừa đảo cơng nghệ cao cũng gia tăng. Hình thức phổ biến nhất là “Phishing”, khi mà hacker tạo ra một trang web giả mạo website thật, dẫn dụ và chiếm đoạt tài khoản, mật khẩu và các thơng tin cá nhân của người dùng. Ví dụ, hacker có thể lợi dụng tên miền shopi.vn, gần giống với shopee.vn, khiến người dùng nhầm tưởng rằng họ đang đăng nhập vào đúng tên miền thật của website thương mại điện tử Shopee. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên xem xét quy định, giám sát việc hoạt động của các tên miền giả mạo, các hoạt động lợi dụng sơ hở để hoạt động lừa đảo.

Tóm lại, trong điều kiện các văn bản pháp luật hiện tại chưa phản ánh đầy đủ thực tiễn kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử lại đang phát triển mạnh mẽ, không chỉ tác động lên hoạt động thương mại mà cịn có ảnh hưởng tới các hoạt động khác của nền kinh tế, chính trị, văn hóa…. Bởi vậy, khung pháp luật chặt chẽ về thương mại điện tử là hết sức cần thiết, là công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi giải quyết các tranh chấp liên quan. Nhà nước cần thể hiện rõ ràng hơn vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho lĩnh vực thương mại điện tử phát triển. Các chính sách quản lý hiện hành cần được xây dựng và bổ sung kịp thời trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi ứng dụng thương mại điện tử. Đặc biệt, sớm hồn thiện chính sách thuế đối với lĩnh vực thương mại điện tử, qua đó vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế, vừa đảm bảo ngăn ngừa, phòng chống được các hệ quả tiêu cực của thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư nước ngoài vào các trang thương mại điện tử lớn tại việt nam giai đoạn 2014 – nay (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)