Thúc đẩy, khuyến khích hoạt động thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư nước ngoài vào các trang thương mại điện tử lớn tại việt nam giai đoạn 2014 – nay (Trang 69 - 70)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về đầu tư nước ngoài và thương mại điện tử

3.2.2: Thúc đẩy, khuyến khích hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay là một điều tất yếu, có thể coi là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Những doanh nghiệp thương mại điện tử được tạo

điều kiện để tăng trưởng và phát triển sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Chính vì vậy, Nhà nước cần có những giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, cụ thể: Tăng cường các chính sách khuyến khích phát triển các hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thương mại điện tử như thanh toán điện tử và logistics. Đây là hai yếu tố quan trọng nhằm giúp cho thương mại điện tử phát huy hết những thế mạnh so với thương mại truyền thống. Cần có những cơ chế chính sách cho phát triển thanh tốn điện tử, cụ thể là đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ mới, nâng cao nhận thức của người dân về những lợi ích của thanh tốn điện tử. Các chính sách đối với lĩnh vực logistics chưa đồng bộ, còn tồn tại một số bất cập. Liên quan đến khung khổ pháp lý đối với ngành logistics, hiện nay có khá nhiều văn bản, song các chính sách cụ thể, chi tiết hóa các cụ thể các chủ trương đó vẫn chưa được thực hiện hoặc cịn chồng chéo. Vì vậy, nhà nước cần đưa ra một bộ khung chính sách thống nhất để khuyến khích hoạt động logistics. Đồng thời, cần xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng hồn thiện hơn nhằm phát huy tối đa năng lực vận chuyển của ngành logistics, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư nước ngoài vào các trang thương mại điện tử lớn tại việt nam giai đoạn 2014 – nay (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)