Chương 1 : Cơ sở lý luận về đầu tư nước ngoài và thương mại điện tử
2.3.2: Những hạn chế và nguyên nhân trong việc sử dụng vốn đầu tư nước
ngoài của các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam
2.3.2.1: Hạn chế
a. Lợi nhuận trong nhiều năm vẫn ở mức âm
Các trang thương mại điện tử vẫn đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt, hằng năm trong báo cáo tài chính, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng trung bình rất cao nhưng ln ở trong tình trạng lỗ. Tổng giá trị lỗ lũy kế của Lazada, Shopee và Tiki trong giai đoạn 2015- 2018 là 9.400 tỷ đồng6.
Biểu đồ 2.10: Lợi nhuận của các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Nguồn: Cafebiz.vn Nguồn: Cafebiz.vn
Đến thời điểm hiện tại các trang thương mại điện tử vẫn ghi nhận những khoản lỗ khổng lồ. Cụ thể, ngay trong năm 2016, khi chỉ vừa chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam chưa đầy 6 tháng, trang thương mại điện tử Shopee đã công bố khoản lỗ 164 -164 -179 -1.018 -619 -282 -1.211 -1.901 -756 -2.145 -2.500 -2.000 -1.500 -1.000 -500 0
Shopee Tiki Lazada
T ỷ đồ ng Lợi nhuận 2016 2017 2018
tỷ đồng. Mức lỗ đến năm 2017 là 619 tỷ đồng và năm 2018 là hơn 1.900 tỷ đồng, tăng gấp 11,5 lần so với năm 2016.
Với ông lớn Lazada, mặc dù đã hoạt động gần 10 năm tuy nhiên, mức lợi nhuận ghi nhận vẫn ở mức âm. Giai đoạn 2015-2016, khoản lỗ trung bình của trang thương mại điện tử năm luôn nằm ở mức 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, Lazada báo cáo lỗ 1.211 và đáng chú ý vào năm 2018 vừa qua, con số này là hơn 2.100 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2016.
Với nguồn tài chính eo hep hơn so với hai trang mại điện tử đến từ nước ngoài, mức lỗ của Tiki cũng thấp hơn rất nhiều. Năm 2016, Tiki báo lỗ 179 tỷ đồng, năm 2017 là 282 tỷ đồng và năm 2018 là 756 tỷ đồng, gấp 4,2 lần mức lỗ năm 2016.
Từ năm 2015-2018, tổng lỗ lũy kế của cả ba trang thương mại điện tử Shopee, Tiki và Laza là hơn 9.400 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.11: Lỗ lũy kế tính đến hết năm 2018.
Nguồn: CafeF.vn
Cụ thể tính đến 31/03/2018 (năm tài chính của Lazada kết thúc vào 31/03), lỗ lũy kế của Lazada lên đến hơn 5.300 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2018, dù chỉ mới hoạt động
2.708 1.395 5.399 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 Shopee Tiki Lazada Lỗ lũy kế (Tỷ đồng)
chưa đến 3 năm, Shopee đã ghi nhận khoản lỗ lũy kế là hơn 2.700 tỷ đồng. Trong khi đó, với quy mơ nhỏ hơn của một trang thương mại điện tử Việt Nam, khoản lỗ của Tiki cũng ở mức khá cao, gần 1.400 tỷ đồng.
Dù lỗ lũy kế gần 2.700 tỷ đồng trong 3 năm qua nhưng điểm đáng chú ý là Shopee chưa hề phát sinh doanh thu. Đến tận đầu quý 2/2019, trang thương mại điện tử này mới bắt đầu tính đến việc thu phí của người bán hàng trên nền tảng của mình. Hai trang thương mại điện tử Tiki và Lazada có tăng trưởng doanh thu tuy nhiên khơng thể bù đắp lại chi phí hoạt động, khiến cho lợi nhuận của các trang thương mại điện tử vẫn ở mức âm trong nhiều năm.
b. Mua sắm truyền thống vẫn là thói quen của hầu hết người tiêu dùng Người tiêu dùng gặp rất nhiều rào cản trước khi lựa chọn mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử: chất lượng hàng hóa khơng giống với chất lượng được quảng cáo, thời gian vận chuyển lâu, khả năng bị đánh cắp thơng tin, ... Chính vì vậy, hiện nay người tiêu dùng vẫn ưa chuộng hình thức mua sắm truyền thống hơn so với mua sắm qua thương mại điện tử. Và thường, người tiêu dùng Việt Nam tập trung mua hàng trực tuyến trong các dịp có khuyến mãi lớn như 10/10, ngày độc thân 11/11, Black Friday, Cyber Monday, 12/12. Với những dịp bình thường, người tiêu dùng thường có tâm lý chỉ mua hàng khi có khuyến mãi. Đây là lý do các trang thương mại điện tử phải tốn rất nhiều chi phí quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút người tiêu dùng chuyển đổi thói quen mua sắm.
c. Tỉ lệ thanh tốn truyền thống còn cao
Dù thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh song hiện nay một tỷ lệ rất lớn các giao dịch thương mại điện tử vẫn thanh toán theo phương thức thanh toán giao hàng nhận tiền (COD - Cash on Delivery), đây là thách thức lớn đối với thương mại điện tử. Trong Diễn đàn Kinh tế tư nhân diễn ra vào tháng 05/2019, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố 97% trong số quy mô hơn 8 tỷ USD thương mại điện tử là thanh toán tiền mặt, tương đương khoảng 7,7 tỷ USD. Ngoài ra, tỷ lệ giao hàng không thành
công khá cao, khoảng 8 – 10%. Sở dĩ tỷ lệ cao như vậy là bởi đây là thói quen tiêu dùng lâu nay của người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với đó, phương thức thanh tốn tiền mặt cũng là một hình thức giúp cho người tiêu dùng giảm thiểu rủi ro cho mình. Nếu thanh tốn trước, người mua sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đổi trả hàng. Cụ thể, nếu đã thanh tốn trước và từ chối nhận hàng vì liên quan vấn đề chất lượng, người tiêu dùng phải trải qua các bước thủ tục rất mất thời gian, thậm chí có thể lên đến một tuần làm việc. Trong khi đó, nếu thanh tốn bằng tiền mặt, người mua có thể từ chối nhận hàng và hàng hóa sẽ được chuyển hoàn về cho người bán.
2.3.2.2: Nguyên nhân
a. Cạnh tranh gay gắt
Thương mại điện tử có một ưu thế rất lớn so với thương mại truyền thống là phạm vi không gian và thời gian khơng hạn chế. Khi đó, khơng chỉ bán hàng được cho các khách hàng trong nước mà các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể bán hàng cho bất kỳ ai trên thế giới, đồng nghĩa với chi phí phục vụ một khách hàng mới ngày càng giảm. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là cạnh tranh trong thương mại điện tử cực kỳ gay gắt. Để có thể hoạt động hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp thương mại điện tử phải có quy mơ rất lớn. Nói cách khác, các doanh nghiệp thương mại điện tử phải tranh giành thị phần để có thể chiếm được thị phần lớn nhất. Ở Việt Nam, cuộc đua tranh giành thị phần còn gay gắt hơn nữa bởi tiềm năng của thị trường thương mại điện tử còn rất lớn.
Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VNDIRECT trong báo cáo mới nhất đã ước tính một doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỷ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ hiện hữu ở Việt Nam7.
b. Chi phí quảng cáo và chương trình khuyến mại lớn
Để cạnh tranh với nhau giành miếng bánh thị phần, cách duy nhất là lôi kéo khách hàng. Chính vì vậy, các trang thương mại điện tử bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để đưa ra các chiến dịch khuyến mại, marketing và quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Để thu hút được khách hàng, các trang thương mại điện tử đều luôn phải đưa ra một mức khuyến mãi hấp dẫn. Các đối thủ đưa ra chương trình khuyến mại bắt buộc các trang thương mại điện tử cũng phải đưa ra chương trình khuyến mại tương ứng. Trong những năm gần đây, các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada và Tiki gần như đồng thời đưa ra chương trình khuyến mại như các ngày 10/10, 11/11, 12/12, ... Trong các chương trình khuyến mãi này, các trang thương mại điện tử sẵn sàng chấp nhận lỗ để có thể kéo thêm khách hàng về cho mình.
Thêm vào đó, để cạnh tranh và vươn lên bứt phá, mỗi trang thương mại điện tử đều có những chiến lược riêng nhằm thu hút người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cũng như những ưu đãi về giá. Đồng thời, các thương hiệu cũng phải đầu tư một khoản lớn cho chi phí marketing, tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng. Shopee mạnh tay bỏ chi cho các chiến dịch truyền thông lớn, lựa chọn các gương mặt đại diện có độ phủ cao: các ca sĩ trong nước có lượng người hâm mộ lớn, người nổi tiếng trên thế giới như cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo, ... Lazada cũng thực hiện chiến lược tương tự, sử dụng người nổi tiếng để làm đại sứ thương hiệu cho các chiến dịch mua sắm của mình. Trong khi đó, Tiki cũng có chiến lược tương tự nhưng với cách làm khác biệt hơn. Tiki lựa chọn cách tài trợ cho các sản phẩm âm nhạc của các ca sĩ có độ phủ sóng lớn, đồng thời cũng đưa ra các quảng cáo sử dụng người nổi tiếng làm bàn đạp thúc đẩy nhận diện thương hiệu.
c. Hệ thống hậu cần còn ở mức sơ khai
Một giao dịch thương mại điện tử chưa hoàn tất khi người mua hàng bấm chọn mua sản phẩm mà giao dịch đó chỉ được hồn tất khi hàng hóa đến tay người mua hàng, và người mua hàng khơng tiến hành hồn trả đơn hàng. Chính vì vậy, hoạt động vận tải là
này ở Việt Nam vẫn đang ở mức sơ khai, chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử.
Theo ông Trần Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Shopee Việt Nam, cho biết, các giải pháp hậu cầu kho vận tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu đơn hàng cho khách hàng nhỏ lẻ còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống kho bãi. Xét về năng lực cung cấp dịch vụ vận chuyển, ước tính hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 30% khối lượng đơn hàng8. Ngoài ra, thời gian giao hàng là một yếu tố giúp rút ngắn khoảng cách giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Mặc dù các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada đã đưa ra các chính sách giao hàng trong ngày, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.
Khơng chỉ có vậy, hiện tại dịch vụ vận tải tại Việt Nam vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động logistics cịn phân tán, thiếu kết nối. Chi phí vận tải trong thương mại điện tử cịn lớn và chưa có tính cạnh tranh cao. Chỉ riêng trong thương mại điện tử mức chi phí logistics chiếm khoảng 30% doanh thu, cao hơn gấp hai lần so với các nước phát triển và cao hơn mức bình qn tồn cầu là 14%.
d. Lịng tin của khách hàng chưa cao, thói quen tiêu dùng truyền thống vẫn chiếm phần lớn
Chỉ số thương mại điện tử 2018 (EBI - Electronic Business Index) cho thấy thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh nhưng chưa bền vững do lòng tin của người tiêu dùng ở mức thấp9. Theo số liệu được công bố trong Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, tỷ lệ khách hàng hài lòng về trải nghiệm mua sắm trực tuyến chỉ ở khoảng hơn 50% và có xu hướng giảm dần. Trong năm 2018, tỷ lệ khách hàng hài lòng và rất hài lòng đều giảm so với năm 2017. Tỷ lệ khách hàng khơng hài lịng tăng 1% so với năm 2017 cho thấy các trang thương mại điện tử cần phải đưa ra giải pháp để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ hài lòng của người tiêu dùng.
8 https://www.brandsvietnam.com/19285-Cuoc-dua-giao-nhan-hang-Cong-nghe-la-yeu-to-but-pha
9 http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/niem-tin-nguoi-tieu-dung-trong-thuong-mai-dien-tu-cua-doanh-
Biểu đồ 2.12: Mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến.
Nguồn: Sách trắng TMĐT 2019
Theo nghiên cứu của Q&Me, ba yếu tố chủ yếu khiến người tiêu dùng chưa hài lòng về thương mại điện tử là chất lượng hàng hóa so với mẫu quảng cáo, chi phí vận chuyển và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Thói quen mua hàng thơng qua thương mại truyền thống trở thành thói quen khó bỏ của người tiêu dùng Việt Nam và cần một thời gian rất dài để thay đổi được thói quen này. Khi tham gia mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng rất e ngại vì phần lớn tâm lý người Việt vẫn có suy nghĩ phải cân đo đong đếm cụ thể, cầm nắm được sản phẩm rồi mới quyết định tới việc trả tiền mua sắm.
Khơng chỉ có vậy, người tiêu dùng cịn đối mặt với rủi ro bị đánh cắp thơng tin và các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư. Thương mại điện tử phát triển với tốc độ chóng mặt hiện nay nên khơng thể đảm bảo được tính bảo mật được hồn thiện và rất có nguy cơ bị lộ thơng tin khi mua sắm trực tuyến. Đây là lý do khiến nhiều khách hàng không tin và thường lo ngại khi giao dịch thương mại điện tử.
10% 54% 35% 1% 7% 48% 42% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Rất hài lịng Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng
Mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến
Các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng chưa được các trang thương mại điện tử tập trung cải thiện. Các doanh nghiệp chưa thực sự tạo dựng được mức độ uy tín cần thiết để làm thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng. Theo đại diện Công ty Nielsen Việt Nam, do người tiêu dùng đang thiếu niềm tin vào dịch vụ, cũng như sự hỗ trợ từ phía trang thương mại điện tử. Và hiện nay, việc mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng vẫn được lịng người tiêu dùng nhất, bởi cơng tác bảo hành sau bán hàng luôn là mối quan tâm và chiến lược kinh doanh lâu dài của nhiều doanh nghiệp. Còn đối với mua bán trực tuyến, các đơn vị vẫn chưa thực sự chú trọng làm dịch vụ khách hàng, điều này dẫn đến tình trạng khi hàng hóa gặp sự cố, người mua hàng khơng biết mình sẽ tìm đến ai và sẽ được giải quyết như thế nào.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư nước ngoài vào các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam