Lượng người đăng ký trên Youtube

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư nước ngoài vào các trang thương mại điện tử lớn tại việt nam giai đoạn 2014 – nay (Trang 52 - 54)

Nguồn: iPrice.vn

Mặc dù kênh mạng xã hội này không giúp trực tiếp chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp thương mại điện tử nhưng Youtube vẫn là một kênh tiếp thị cực kỳ hiệu quả để tăng tính nhận diện thương hiệu. Tiki đã làm rất tốt điều này với chiến lược tài trợ cho các dự án âm nhạc của các ca sĩ có độ phủ sóng lớn với giới trẻ hiện nay. Đó cũng chính là lý do vì sao lượng người đăng ký Youtube của Tiki cao hơn rất nhiều so với hai đối thủ còn lại với lượng người đăng ký kênh là hơn 350.000 người tính đến hết quý 3/2019. Tuy vậy, số lượng người đăng ký kênh của hai nền tảng Shopee và Lazada cũng có sự tăng trưởng qua thời gian. Đến hết quý 3/2019, số lượt đăng ký kênh

Youtuve của Lazada là hơn 150.000 và của Shopee là 217.000 người.

2.3.1.4: Mức độ hài lòng của khách hàng

Về mức độ hài lòng của khách hàng, Tiki cao hơn hẳn Shopee và Lazada: 46% khách mua hàng Tiki hài lòng về dịch vụ trong khi con số này của Shopee chỉ là 22% và Lazada là 24% (Asia Plus, Vietnam E-commerce market 2018).

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 Q2/2017 Q3/2017 Q4/2017 Q1/2018 Q2/2018 Q3/2018 Q4/2018 Q1/2019 Q2/2019 Q3/2019

Lượng người đăng ký trên Youtube

2.3.1.5: Doanh thu

Từ khi bắt đầu chính thức ra mặt tại Việt Nam vào tháng 08/2016, qua hơn hai năm hoạt động, Shopee không hề phát sinh khoản doanh thu nào. Đến tận đầu quý 2/2019, trang thương mại điện tử này mới bắt đầu tính đến việc thu phí của người bán hàng trên nền tảng của mình.

Với hai trang điện tử Tiki và Lazada, mức tăng trưởng doanh thu cũng khá ấn tượng.

Doanh thu của Tiki và Lazada giai đoạn 2016-2018

2016 2017 2018

Tiki 880 1.161

Lazada 907 1.100 2.800

Bảng 2.3: Doanh thu của Tiki và Lazada giai đoạn 2016-2018 (tỷ đồng)

Nguồn: CafeF.vn

Năm 2016 doanh thu của Tiki đạt 1.161 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với mức 362 tỷ đồng trước đó vào năm 2015. Trong khi đó, doanh thu của Lazada cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể, trong năm 2016, doanh thu đạt được của Lazada là 907 tỷ đồng. Năm 2017, mức doanh thu ghi nhận là 1.100 tỷ đồng, tăng 21,3% so với năm 2016. Đặc biệt, con số ghi nhận vào năm 2018 là 2.800 tỷ đồng, tăng hơn gấp 2,5 lần so với năm 2017 và gấp 3 lần so với năm 2016. Tuy nhiên mức tăng trưởng doanh thu đáng kinh ngạc như vậy vẫn khơng thể bù đắp lại chi phí hoạt động, khiến cho lợi nhuận của các trang thương mại điện tử vẫn ở mức âm trong nhiều năm.

2.3.2: Những hạn chế và nguyên nhân trong việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam ngoài của các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam

2.3.2.1: Hạn chế

a. Lợi nhuận trong nhiều năm vẫn ở mức âm

Các trang thương mại điện tử vẫn đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt, hằng năm trong báo cáo tài chính, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng trung bình rất cao nhưng ln ở trong tình trạng lỗ. Tổng giá trị lỗ lũy kế của Lazada, Shopee và Tiki trong giai đoạn 2015- 2018 là 9.400 tỷ đồng6.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư nước ngoài vào các trang thương mại điện tử lớn tại việt nam giai đoạn 2014 – nay (Trang 52 - 54)