Chương 1 : Cơ sở lý luận về đầu tư nước ngoài và thương mại điện tử
2.1.2: Giới thiệu chung về các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam
2.1.2.1: Giới thiệu chung về trang thương mại điện tử Shopee
Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á và Đài Loan. Đây là một nền tảng phù hợp cho khu vực, cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an tồn và nhanh chóng thơng qua sự hỗ trợ mạnh mẽ trong việc thanh toán và vận chuyển từ Shopee.
Shopee luôn hướng tới việc không ngừng nâng cao nền tảng và được lựa chọn để trở thành điểm đến thương mại điện tử của khu vực. Shopee có nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ điện tử tiêu dùng đến nhà cửa & đời sống, sức khỏe và sắc đẹp, đồ chơi trẻ em, thời trang và thiết bị thể thao.
Shopee, một công ty trực thuộc Sea, ra mắt đầu tiên tại Singapore vào năm 2015, và từ đó mở rộng phạm vi hoạt động sang Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt
Nam và Philippines. Sea là công ty hàng đầu trong lĩnh vực giải trí số, thương mại điện tử và dịch vụ tài chính kỹ thuật số trên khắp khu vực Đại Đông Nam Á. Sứ mệnh của Sea là cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng công nghệ và Sea đã được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York (NYSE ), dưới mã SE.
Từ khi được thành lập từ năm 2015, đến nay Shopee đã có hơn 8.000 nhân viên trải khắp 7 thị trường bao gồm Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Shopee bắt đầu với mơ hình C2C, với mục tiêu xây dựng mạng lưới người bán với người mua không lồ. Tính đến nay, Shopee có hơn 196 triệu lượt tải về trên thiết bị di động tại cả 7 thị trường, tổng giá trị đơn hàng (GMV) đạt trên 10 tỷ USD.
Shopee Việt Nam chính thức ra mắt thị trường vào ngày 08/08/2016 sau khi bắt đầu thử nghiệm tại Việt Nam từ tháng 06/2015. Theo đó, sàn giao dịch Thương mại điện tử shopee.vn do Công ty TNHH Shopee (“Công ty”, “Shopee”) thực hiện hoạt động và vận hành. Thành viên trên sàn là các thương nhân, tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại hợp pháp được Shopee chính thức cơng nhận và được phép sử dụng dịch vụ do Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee và các bên liên quan cung cấp. Hiện, Shopee đang hợp tác với các hãng vận chuyển như Giao hàng nhanh, Viettel Post, Vietnam Post, Giao hàng tiết kiệm để hỗ trợ giao hàng tới khách hàng. Cùng với đó, Shopee cũng tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng cho ngưởi bán hàng của hãng.
2.1.2.2: Giới thiệu chung về trang thương mại điện tử Tiki
TiKi Việt Nam là doanh nghiệp thương mại điện tử trực thuộc công ty cổ phần TiKi được thành lập từ tháng 03/2010. Tiki viết tắt của “Tìm kiếm & Tiết kiệm” với tầm nhìn là “trang thương mại điện tử tin cậy nhất Việt Nam” và sứ mệnh “Mang trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất đến khách hàng”.
Với khởi điểm ban đầu chủ yếu kinh doanh sách trực tuyến, sau đó Tiki đã mở rộng ra các ngành hàng khác với mơ hình B2C, nghĩa là các sản phẩm bán trên Tiki đều do
Tiki nhập về bán. Đến đầu năm 2017, sau 7 năm hoạt động, Tiki đã tiến hành chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ B2C sang mơ hình Marketplace. Tức thay vì tự mình nhập hàng hóa về, giám sát chất lượng và bán cho khách hàng, giờ đây Tiki sẽ đóng vai trị một sàn giao dịch trực tuyến, nơi các nhà cung cấp khác nhau có thể đăng tải sản phẩm của mình. Chính vì lẽ đó, số lượng các mặt hàng được cung cấp trên Tiki đã tăng lên nhanh chóng, thay vì đơn thuần là sách như trước kia.
Tiki hiện đang cung cấp hơn 500.000 sản phẩm của hơn 6.500 thương hiệu uy tín, đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của khách hàng thuộc 10 ngành hàng: Sách, điện thoại – máy tính bảng, thiết bi số - phụ kiện số, điện da dụng, nhà cửa đời sống, làm đẹp – sức khỏe, thiết bị văn phòng phẩm, đồ chơi – đồ lưu niệm, mẹ & bé và thể thao.
2.1.2.3: Giới thiệu chung về trang thương mại điện tử Lazada
Lazada là một website bán hàng trực truyến của Rocket Internet GmbH (Đức) là một vườn ươm doanh nghiệp thành lập ở Berlin năm 2007 bởi anh em nhà Samwer. Mơ hình kinh doanh của cơng ty là xác định ý tưởng Internet thành công và tái tạo chúng chủ yếu trong các thị trường mới. Theo Alexa (website thơng tin uy tín), Lazada nằm trong top 20.000 website trên tồn thế giới.
Thành lập vào tháng 02/2012, cơng ty TNHH một thành viên Giờ Giải Lao (lazada.vn) là thành viên của hệ thống bán lẻ Lazada Đông Nam Á cùng với Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan tập trung phát triển chủ yếu theo mơ hình thương mại điện tử Marketplace.
Trang thương mại điện tử Lazada phát triển nhanh chóng với hơn 6.000 nhân viên trên 6 quốc gia Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam với nhiều chính sách thu hút nhân tài với trình độ cao. Lazada Việt Nam hoạt động với khẩu hiệu “Một click, ngàn tiện ích” khi người dùng chỉ cần truy cập trang web để lựa bất kỳ món hàng nào với mức giá cạnh tranh. Với sứ mệnh “Trao tận tay người tiêu dùng Việt Nam nguồn hàng phong phú nhất với mức giá cạnh tranh”, Lazada Việt Nam cung cấp hàng trăm ngàn sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau đến từ các
thương hiêu quốc tế và trong nước, đáp ứng hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
Lazada tập trung kết hợp và đẩy mạnh 3 lĩnh vực chính: Tiếp thị, thương mại và vận hành với mong muốn phục vụ người tiêu dùng nheiefu hơn, đồng thời phát triển và khẳng định vị trí dẫn đầu tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Theo đó, về tiếp thị, Lazada vẫn ưu tiên phát triển xu hướng thương mại di động song song với việc chú trọng
Lazada tập trung kết hợp đẩy mạnh lĩnh vực chính: Tiếp thị (Marketing), thương mại (Commercial) vận hành (Operations), với mong muốn phục vụ người tiêu dùng nhiều hơn, đồng thời phát triển khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường Thương mại điện tử Việt Nam.
Theo đó, tiếp thị, Lazada ưu tiên phát triển xu hướng thương mại di động song song với việc trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu Ngồi ra, hoạt động marketing hướng nhiều đến ngành hàng thời trang mặt hàng liên quan đến nhà cửa, đời sống Về thương mại, Lazada trọng vào ba mục tiêu gồm: Mở rộng thị trường theo mơ hình tự động hóa, mang đến giải pháp tự chủ cho đối tác, tăng cường hợp tác với đối tác nước, đầu tư chiều sâu chất lượng sản phẩm.
Về vận hành có điểm cải thiện bật bao gồm: Mở thêm nhà kho để phục vụ nhu cầu khách hàng; đẩy mạnh hệ thống nhận xét, chấm điểm sản phẩm khách hàng; cung cấp thêm nhiều lựa chọn dịch vụ vận chuyển nhằm mang đến tiện ích cho khách hàng; tăng cường tự động hóa giai đoạn nhằm nâng cao độ xác tiết kiệm chi phí.
2.1.3: Thực trạng hoạt động các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam
Trong 3 năm gần đây, thị trường bán lẻ trực tuyến đang trên đà phát triển nhanh chóng. Theo số liệu mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tính đến đầu năm 2019, doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đã đạt 8,06 tỉ USD, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngối.
Bộ ba ơng lớn Shopee, Lazada và Tiki tiếp tục cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua giành thị phần và xác lập vị trí dẫn đầu trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Biểu đồ 2.4: Lượt truy cập trung bình theo tháng trong Q3/2019.
Nguồn: iPrice.vn
Theo số liệu nghiên cứu của iPrice, trong quý 3/2019, ba thương mại điện tử lớn
Shopee, Lazada và Tiki vẫn nằm trong nhóm những trnag thương mại điện tử đứng đầu bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử có lượt truy cập cao nhất tại Việt Nam. Theo thống kế, đến đầu năm 2019, Việt Nam có khoảng hơn 48,9 triệu khách hàng trên các trang thương mại điện tử. Trong quý 3/2019, lượt truy cập trung bình của shopee đạt hơn 34 triệu lượt truy cập giảm 10,42% so với quý 2/2019. Trang thương mại điện tử Tiki có hơn 27 triệu lượt truy cập, giảm 19,6% và Lazada ở mức hơn 24 triệu lượt truy cập, giảm 13,93%.
Mặc dù lượng truy cập trung bình trong q có giảm so với q trước, ba trang thương mại điện tử lớn vẫn nằm giữ vững vị trí trong bảng xếp hạng các trang thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong quý 3/2019, cả 3 doanh nghiệp thương mại điện tử Shopee, Tiki và Lazada vẫn nằm trong top 4 những ứng dụng thương mại điện tử
34.569.900 27.114.500 24.364.700 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 35.000.000 Shopee Tiki Lazada
được tải về nhiều nhất trên cả hai hệ điều hành iOS và Android. Cụ thể, Shopee xếp vị trí cao nhất, Tiki ở vị trí thứ 3 và Lazada xếp ở vị trí thứ 3.
Sự phát triển của các mạng xã hội mở ra tiềm năng to lớn giúp các trang thương mại điện tử tiếp cận được với khách hàng mục tiêu của mình và mạng xã hội đã trở thành một kênh bán hàng và tiếp thị mới giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác nhanh chóng với số đơng người dùng. Chính vì vậy đây cũng có thể được xem là một yếu tố phản ánh thực trạng hoạt động của các trang thương mại điện tử hiện nay.
Chỉ số tương tác trên mạng xã hội đến Q3/2019
Youtube Instagram Facebook
Shopee 217.000 148.930 15.434.770
Tiki 368.000 129.300 2.877.880
Lazada 154.000 74.130 28.689.270
Bảng 2.2: Chỉ số tương tác trên mạng xã hội đến Q3/2019.
Nguồn: iPrice.vn
Trong giai đoạn phát triển nhanh chóng của các trang mạng xã hội, đây là một kênh tiếp thị khách hàng mà các trang thương mại điện tử đang chuyển hướng tập trung tiếp cận khách hàng. Cụ thể, tính đến cuối quý 3/2019, lượng người theo dõi trang fanpage Facebook của các trang thương mại điện tử Shopee, Tiki và Lazada lần lượt là
15.434.700, 2.877.880 và 28.689.270 lượt. Youtube và Instagram là hai kênh tiếp thị mới nổi gần đây, các trang thương mại điện tử cũng đang tận dụng triệt để hai kênh này. Lượng người theo dõi Instagram của Shopee, Tiki, Lazada lần lượt là 148.930, 129.300 và 74.130 lượt theo dõi. Trong khi đó, số lượng người đăng ký Youtube của các trang thương mại điện tử là 217.000, 368.000 và 154.000 lượt đăng ký.