2.2 .Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế với các nước đang phát triển
2.2.1. Làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo và trình độ phát triển giữa các
các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Hiện nay các nước phát triển chỉ chiếm 19% dân số thế giới nhưng lại nắm 71% khối lượng trao đổi buôn bán, tài sản và dịch vụ, 58% đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo thống kê của OXFAM, năm 2009, phần tài sản mà những người giàu nhất (chiếm 1% dân số thế giới, chủ yếu tập trung ở các nước phát triển) chiếm trên 44% tài sản trên thế giới, năm 2014, tỷ lệ đó đã tăng lên 48%, năm 2016, dự báo tỷ lệ này sẽ vượt quá 50%.
Hình 2.3: Thu nhập bình qn của các nhóm nước giai đoạn 1980 – 2010
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Nguồn: http://www.conferenceboard.ca
Nhìn vào hình vẽ ta dễ dàng nhận thấy cách biệt rất lớn trong thu nhập của người dân giữa các quốc gia. Trong khi các nước có thu nhập cao có thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 USD/ năm từ năm cách đây hơn 30 năm, và hiện nay thu nhập của họ đã gấp rưỡi, lên tới gần 35.000 USD / năm. Các nước có thu nhập tầm trung và thấp thì thu nhập tại thời điểm 2010 của họ mới cao nhất chỉ là 9000 USD nghĩa là bằng gần ½ thu nhập của người dân nhóm nước thu nhập cao cách đây 30 năm và ¼ thu nhập của họ thời điểm 2010.
Một trong những ngun nhân chính là do các cơng ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới cũng hầu hết nằm tại các nước phát triển. Các nước này cùng nắm giữ hầu hết các công nghệ, các phát minh, sáng chế, bí quyết và nhiều sản phẩm trí tụê khác. Nơi đây cũng là nơi thu hút các nguồn chất xám của tồn thế giới. Bên cạnh đó, các thể chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế bao gồm WTO, IMF, WB,… cũng đều được đặt dưới sự điều hành của các nước phát triển mà đứng đầu là Mỹ. Với những sức mạnh to lớn như vậy, các nước phát triển đang chi phối hầu hết nền kinh tế của tồn thế giới. Trong khi đó, do nên kinh tế cịn yếu kém, chưa đủ sức chống đỡ được những cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia phát triển, các nước đang phát triển triển ngày càng nghèo đi so với tốc độ giàu nhanh chóng của các nước phát triển, thu nhập của người nghèo thì ngày càng giảm, nợ nước ngoài của các nước đang phát triển ngày càng tăng, và ước tính mỗi ngày, các quốc gia đang phát triển phải chi trả tới 200 triệu USD lãi suất. Điều này tạo ra một vịng xốy luẩn quẩn, đó là tồn cầu hóa càng lan rộng, càng phát triển với tốc độ nhanh thì hố khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển với phần còn lại của thế giới ngày càng bị đào sâu, khoét rộng, nợ nần của các nước đang phát triển cũng ngày một tăng.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Mặt khác, trong q trình tồn cầu hóa kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển sẽ có được cơ hội tiếp nhận cơng nghệ mới, giải quyết các vấn đề lao động chất lượng cao, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nếu các quốc gia này khơng có các đối sách phù hợp, đầu tư quốc tế sẽ đem lại tác động tiêu cực với họ. Trong khi đó, các tập đồn xuyên quốc gia thường có những yêu cầu khắt khe khi đầu tư vào các nước đang phát triển:
- Thứ nhất, yêu cầu nước nhận đầu tư phải đối xử với các cơng ty xun quốc
gia một cách bình đẳng như đối với doanh nghiệp trong nước. Điều này chỉ hợp lý khi trình độ phát triển của hai quốc gia ngang nhau. Nhưng do sự chênh lệch về trình độ, yêu cầu này đã tạo ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, đó là phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình nếu muốn tiếp tục tồn tại.
- Thứ hai, các nước đang phát triển phải có chỉ số rủi ro thấp. Điều này hoàn
toàn bất lợi với các nước đang phát triển. Tốc độ phát triển càng chậm thì nguy cơ rủi ro càng cao, rủi ro càng cao thì càng khó trong việc thu hút đầu tư nước ngồi. Do đó, các nước đang phát triển sẽ càng bị nhấn chìm trong vòng lạc hậu, khiến khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách phát triển trên thế giới càng thêm roãng ra.
Nhiều trường hợp Nhà nước khơng kiểm sốt được các cơng ty đa quốc gia: Nếu áp mức thuế cao hơn, trừng phạt nghiêm khắc hơn tội bn lậu thuế, trốn thuế, địi cho người lao động thêm quyền lợi thì các cơng ty sẽ rút đầu tư và bỏ đi nơi khác. Việc trốn thuế của các công ty đa quốc gia làm cho các nước đang phát triển phải sống trong cảnh nợ nần do phải vay từ các nước phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, nhưng lại bị các công ty trốn thuế càng nhiều khiến nợ càng thêm chồng chất và chênh lệch kinh tế với các nước phát triển đã lớn lại càng thêm lớn hơn.