Tồn cầu hóa làm tăng nguy cơ chảy máu chất xá mở các nước đang phát

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước đang phát triển và bài học cho việt nam (Trang 49 - 51)

2.2 .Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế với các nước đang phát triển

2.2.7.Tồn cầu hóa làm tăng nguy cơ chảy máu chất xá mở các nước đang phát

cịn rất nhiều hạn chế hay nói cách khác, khoảng cách về công nghệ- thông tin, về tri thức giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển cịn rất lớn.

Bên cạnh đó, con số này cịn đặt ra một vấn đề nghiêm trọng hơn là ngay cả khi các công ty ở các nước đang phát triển đã được tiếp nhận cơng nghệ từ bên ngồi thì họ vẫn gặp khó khăn trong việc làm chủ cơng nghệ do thiếu nguồn nhân lực đặt biệt là các chuyên gia cơng nghệ thơng tin.

Do đó, bên cạnh việc nhận viện trợ hoặc nhập khẩu công nghệ, các nước này phải thuê cả chuyên gia nước ngoài để vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Mặt khác, những công nghệ mà các nước đang phát triển nhận đươc thông qua con đường viện trợ đều là những công nghệ rất lạc hậu, điều này không chỉ làm cho việc sản xuất trở nên kém hiệu quả mà cịn khiến cho mơi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Sự phụ thuộc và tụt hậu về mặt công nghệ của các nước đang phát triển có mối liên hệ mật thiết với nhau: tụt hậu dẫn đến phụ thuộc, phụ thuộc lại làm cho tụt hậu xa hơn, tăng sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước phát triển.

2.2.7. Tồn cầu hóa làm tăng nguy cơ chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển. phát triển.

Tồn cầu hóa kinh tế khiến cho tình trạng chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển ngày càng trầm trọng.

Các nước phát triển luôn ý thức rõ được tầm quan trọng của nguồn lực con người trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, điều mà họ đang thiếu hụt do sự già đi của dân số. Vì lý do này, các nước phát triển ln “tạo điều kiện” cho các nước đang phát triển cử cán bộ, sinh viên, học sinh từ nước mình sang để học tập và sinh sống. Bên cạnh đó, họ cịn đưa ra những chính sách nhập cư đặc biệt để thu hút những người có trình độ học vấn tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực họ đang rất thiếu nguồn lực như tin học, điện tử viễn thông,… Những người có trình độ chun mơn cao, các nhà nghiên cứu, các sinh viên sau khi ra trường đều tìm tới các mơi trường ở những nước phát triển để học tập, cơng tác và sinh sống để có mức lương và điều kiện tốt hơn để phát triển khả năng. Mặt khác, cách các nước phát triển tiếp đón họ, thậm chí lơi kéo khiến họ bị cuốn hút, cám dỗ bởi những lợi ích mà các quốc gia phát triển mang lại cho họ.

Mỹ là quốc gia luôn đi đầu trong việc thu hút nhân tài từ các nước đang phát triển. Trong số các chun gia có trình độ chun mơn cao, đang nghiên cứu và làm việc tại các trường đại học, cơ quan nghiên cứu tại Mỹ thì có tới hơn 1/3 là người nước ngoài. Để thu hút được số lượng lớn các tài năng này, Mỹ đã sớm có những chính sách hấp dẫn ngay từ năm 2000 khi cam kết rằng: mỗi năm, Mỹ sẽ cấp khoảng 200.000 visa chủ yếu cho các chuyên gia trong

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lĩnh vực cơng nghệ thơng tin. Và Ấn Độ chính là nước đang phát triển bị mất nhiều nhân tài nhất do chính sách này, vì ước tính hơn một nửa số chuyên gia phần mềm ở Mỹ đến từ Ấn Độ, và tổng chi phí mà Ấn Độ đã chi ra để đào tạo một sinh viên công nghệ thông tin lên tới 20.000 USD. Như vậy, hàng năm Ấn Độ đã thất thoát 2 tỷ USD cho Mỹ và chắc chắn con số này không dừng lại ở đó.

Bên cạnh Mỹ, các quốc gia châu Âu, tuy chưa xây dựng một cơ chế thoáng như Mỹ nhưng các nước này cũng đã có cho mình những chính sách rất hấp dẫn để thu hút nguồn “chất xám” từ các nước đang phát triển. Ví dụ như Đức đã sớm đưa ra quyết định cấp “thẻ xanh” cho các kỹ sư công nghệ thơng tin nước ngồi làm việc tại nước mình. Chính do những chính sách như vậy mà ước tính hàng năm châu Phi mất hơn 10.000 quản lý bậc trung và cao cấp, khoảng 6.000 giáo sư đại học. Do đó, châu lục này đã tốn thêm 4 tỷ USD hàng năm để thuê các chuyên gia từ phương Tây.

Các nước đang phát triển do thiếu tầm nhìn cũng như yếu kém trong điều kiện đãi ngộ, môi trường làm việc cho người lao động, họ đã và đang tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ rò rỉ “nguồn chất xám”, những nhân tố có vai trị quyết định trong sự phát triển của một quốc gia.

Ngoài ra, một trong những cách mà nhiều nước đang phát triển sau khi ra nhập tồn cầu hóa kinh tế sử dụng để phát triển là gửi những người có triển vọng sang các nước phát triển để học hỏi, nghiên cứu với hi vọng sau khi hồn thành cơng cuộc học hỏi họ sẽ trở về, mang những công nghệ, tri thức mới về cho đất nước. Tuy nhiên, đa số những người được gửi đi đều có mong muốn tiếp tục được ở lại sinh sống và làm việc tại nước ngồi. Theo số liệu thơng kê, trong 40 năm trở lại đây, số người được cử đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài đã tăng lên 7 lần, trong đó 44% tới từ Châu Á. Trong số 150 triệu người tham gia các hoạt động khoa học- công nghệ trên thế giới thì tới 90% trong số đó sinh sống và làm việc tại 7 nước cơng nghiệp phát triển nhất.

Do đó, nếu các nước đang phát triển khơng có những biện pháp kịp thời ngăn chăn dịng lao động có chuyên môn cao tiếp tục di cư sang các nước phát triển, họ sẽ khó khăn chồng chất khó khăn khi ngay cả điều thiết yếu nhất là nguồn lao động cũng khơng có. Dù thế, khơng thể ngăn cấm việc những người có trình độ ra nước ngồi để học hỏi, mở rộng tri thức, nhưng rất cần thiết để các nước đang phát triển xây dựng một chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân những tài năng này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG III:

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP GIÚP VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước đang phát triển và bài học cho việt nam (Trang 49 - 51)