Tồn cầu hóa kinh tế khiến nền kinh tế của các nước đang phát triển trở

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước đang phát triển và bài học cho việt nam (Trang 38)

2.2 .Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế với các nước đang phát triển

2.2.3. Tồn cầu hóa kinh tế khiến nền kinh tế của các nước đang phát triển trở

trở nên thiếu ổn định hơn, dễ bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ.

Sự lệ thuộc quá mức vào nguồn vốn của nước ngoài khiến cho nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển trở nên thiếu ổn định. Ví dụ như những chấn động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á đã gây ra tác động lớn tới tất cả các nước kể cả xa hay gần, có liên quan hay ít liên quan tới nền kinh tế Châu Á. Sự rung chuyển của thị trường chứng khốn từ Hồng Kơng, New York, Tokyo,... đều gây ra những hiệu ứng không nhỏ tới nền kinh tế của các nước trên thế giới. Đây rõ ràng là một thách thức lớn cho các nước đang phát triển khi tham gia tồn cầu hóa. Có hai khía cạnh được các nước đang phát triển đặc biệt chú ý:

- Thứ nhất, các cú sốc từ bên ngồi ln có hiệu ứng “lan truyền”, điều này có

nghĩa là một khi các nước, các khu vực đã phụ thuộc chặt chẽ vào nhau thì những sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, sự suy thoái kinh tế hoặc lạm phát ở các nền kinh tế mới như Mỹ, Nhật, Eu đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các nước đang phát triển. Đặc điểm thường thấy ở các cuộc khủng hoảng này:

+ Các nước nghèo, đặc biệt là tầng lớp nghèo ở các nước đang phát triển được hưởng lợi rất ít từ chu chuyển tư bản tiền tệ và thị trường tài chính nhưng lại thường phải gánh chịu các hậu quả nặng nề về kinh tế và xã hội, và đặc biệt các hậu quả này thường kéo dài rất lâu nếu có khủng hoảng tài chính xảy ra.

+ Tài sản của quốc gia, sự giàu có của đất nước sẽ dễ dàng bị chuyển vào tay

của các tầng lớp trên trong xã hội và đi ra nước ngoài, tạo ra chênh lệch giàu nghèo trong nước và sự lệ thuộc vào tài chính nước ngồi.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

+ Việc tự do hóa chu chuyển tư bản tiền tệ và thị trường tài chính cịn kéo theo

sự bùng nổ về nợ công và nợ tư.

+ Lợi nhuận thu được từ kinh doanh tư bản tiền tệ sẽ cao hơn nhiều so với lợi

nhuận thu được từ đầu tư cho sản xuất, do đó, tống đầu tư cho sản xuất và tạo công ăn việc làm cho người dân có chiều hướng chậm lại và suy giảm.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.4: Tăng trưởng sản lượng của các nước đang phát triển giai đoạn 2005 - 2013

Đơn vị: % thay đổi hằng năm

6,8 7,6 7,9 5,3 2,4 7,9 5,9 4,6 4,7 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: UNCTAD secretariat calculations, based on United Nations, Department of Economic and Social Affairs

Theo thống kê của UNCTAD, từ năm 2005 đến năm 2007 sản lượng các nước đang phát triển tăng liên tục. Năm 2006 tăng 7,6% so với năm 2005, năm 2007 tăng 7,9% so với năm 2006. Đến năm 2008 thời điểm thế giới trải qua cuộc đại khủng hoảng thì tăng trưởng tại các nước đang phát triển có sự giảm sút đáng kể, mức tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt 5,3% so với năm 2007, đến năm 2009 con số này chỉ còn ở mức 2,4%. Tuy mức tăng trưởng sản lượng tại các nước đang phát triển trong giai đoạn này luôn ở mức dương nhưng số liệu trên chứng tỏ các quốc gia này đã chịu những ảnh hưởng tiêu cực khơng hề nhỏ từ cuộc khủng hoảng tồn cầu đưa lại.

- Thứ hai, khó khăn trong kiểm sốt các dịng vốn ngắn hạn do đặc trưng của

dịng vốn này có tính bền vững khơng cao và thường được ưu tiên đầu tư vào các công cụ tài chính có thể thanh tốn dễ dàng. Lợi ích của dòng vốn ngắn hạn cũng đồng thời chứa đựng nguy hiểm đó là nó có thể bị rút đi bất cứ lúc nào. Điều này càng nhấn mạnh sự bị động về kinh tế của các nước đang phát triển khi ra nhập xu hướng tồn cầu hóa kinh tế.

Về phương diện vai trò quản lý của Nhà nước, các chính sách tự do của các Chính phủ bảo thủ vào nhũng năm 80 ở một số nước đã thúc đẩy tự do hóa thương mại và các giao dịch vốn, đi đôi với chúng là một sự tồn cầu hóa kinh tế khơng hạn chế. Chính điều này đã đưa tới một sự thay đổi lớn trong cán cân quyền lực giữa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp tư nhân. Ngày nay, các công ty xuyên quốc gia dễ dàng lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước bằng cách đe dọa sẽ chuyển nguồn vốn đầu tư sang nước khác, họ đòi thêm các vòng tự do mới, giảm nhẹ vai trò của Nhà nước. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ càng cho thấy Nhà nước có thể bị các thị trường vốn tồn cầu áp đặt sức ép. Hay nói một cách khác, chính phủ các nước đang phát triển đang dần chia sẻ quyền lực với các doanh nghiệp, các nước phát triển.

Cuộc khủng hoảng Tài chính- tiền tệ ở Châu Á là một minh chứng cụ thể nhất cho những tác động tiêu cực mà xu thế tồn cầu hóa có thể đem tới cho các quốc gia tham gia vào nó, mà đặc biệt là các nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu tại Thái Lan, từ sự mất giá của đồng Bath vào tháng 7/1997, nó đã gây thiệt hai cho châu Á ước tính hơn 300 tỷ USD, bằng 20% GDP cuả 5 nước Thái Lan, Indonexia, Phillipine, Hàn Quốc và Malaysia công lại. Tại Indonesia có hơn 2/3 số cơng ty phải tuyên bố phá sản, hơn 100 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói, tại Thái Lan và Phillipine, số dân nghèo tăng 3 lần từ 7% tới 20% trong giai đoạn 1997- 2000. Ước tính cuộc khủng hoảng này đã đẩy lùi sự phát triển của 5 nền kinh tế này tụt hậu lại 20 năm. Khơng chỉ dừng sự ảnh hưởng của mình ở các nước Châu Á, cuộc khủng hoảng này còn để lại những di chứng cho nhiều nền kinh tế ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Điển hình là các nước đang và kém phát triển ở Châu Mỹ Latin đã giảm mức tăng trưởng từ 5,5% năm 1997 xuống 3,4% năm 1998. Theo thống kê của IFM, mức tăng trưởng chung của toàn thế giới năm 1998 đã giảm 1% so với dự đoán.

Một cuộc khủng hoảng khác mới diễn ra gần đây hơn là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2008 đã khiến kinh tế toàn thế giới chao đảo. Thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng của tất cả các quốc gia đều đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây cũng là thời điểm Việt Nam mới ra nhập WTO, cuộc khủng này như một cú đánh mạnh vào nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta bị chậm lại. Theo như kế hoạch đầu năm 2008, nước ta dự kiến mức tăng trưởng GDP từ 8,5 đến 9% nhưng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính này mức tăng trưởng thực tế năm 2008 của nước ta chỉ là 6,6%. Đối với hệ thống tài chính- ngân hàng cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ khiến cho lợi nhuận của nhiều ngân hàng giảm, thậm chí rất nhiều ngân hàng bị phá sản.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.2.4. Tồn cầu hóa kinh tế gây tác động xấu tới tài nguyên- môi trường ở các nước đang phát triển.

Trong tiến trình tồn cầu hóa, các hoạt động thương mại và FDI ngày càng được tự do đã kéo theo những tác động tiêu cực đối với mơi trường trên tồn cầu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khảo sát tại 1.600 thành phố của 91 quốc gia trên thế giới đã cho thấy chất lượng khơng khí đang ngày càng xuống cấp và châu Á nói riêng là nơi có chỉ số ô nhiễm môi trường cao nhất, tiếp đến là Nam Mỹ và châu Phi, đây đều là khu vực các nước đang phát triển. Kết quả khảo sát còn cho thấy gần 90% người dân tại các trung tâm thành phố đang phải sống trong bầu khơng khí ơ nhiễm, ngột ngạt; khoảng một nửa số dân phải đối mặt với lượng khơng khí ơ nhiễm gấp 2,5 lần so với khuyến cáo đưa ra trước đó. Một trong những ngun nhân chính góp phần vào thực trạng nguy hiểm này chính là tiến trình tồn cầu hóa kinh tế.

Theo Tạp chí y khoa Lancet, mỗi năm ở châu Á có 2,1 triệu người chết sớm vì khơng khí ơ nhiễm. Trong đó, 1,2 triệu trường hợp ở Đơng Á và Trung Quốc, còn lại ở khu vực Nam Á. Còn theo số liệu thống kê của WHO, mỗi năm ở khu vực Đơng Nam Á có 700.000 người chết sớm vì ơ nhiễm khơng khí.

Tình hình ơ nhiễm mơi trường ở các nước châu Á thực sự đã trở thành vấn đề nghiêm trọng với nhiều diễn biến xấu trong những năm gần đây. Tại thành phố lớn của các nước như: New Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc), các chuyên gia phát hiện ra mức độ ơ nhiễm khơng khí đều đang ở mức báo động nguy hiểm đối với cuộc sống của con người.

Qua nhiều nghiên cứu, đánh giá Ấn Độ được xác định là nơi khơng khí ơ nhiễm nhất thế giới Theo nghiên cứu của WHO cho thấy, Thủ đơ New Delhi có mật độ các hạt vật chất trong khơng khí nhỏ hơn 2,5 micromet (thường gọi là PM2.5); đạt mức 153 microgram/m3. (PM2.5 tượng trưng cho mật độ các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet như ammonia, carbon, nitrat và sulfat. Những hạt vật chất này đủ nhỏ để thấm qua mạch máu và gây ra các bệnh như tim mạch và ung thư). (Hiền Minh, 2015)

Nhắc tới Indonesia, mặc dù đây là quốc gia nằm giữa biển song mơi trường khơng khí ở Indonesia cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng do hiện tượng cháy rừng gây ra. Năm 2013, Indonesia đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề với hàng trăm đám cháy rừng bùng phát trên đảo Sumatra. Cháy rừng liên tục diễn ra trong gần 2 tháng đã làm cho nhiều người bị thiệt mạng, trên 13.000 ha rừng và đồn điền bị cháy rụi. Cháy rừng tại Indonesia đã làm cho nền kinh tế bị thiệt hại hơn 4 tỷ USD mỗi năm. Cũng chịu ảnh hưởng bởi những vụ cháy rừng từ Indonesia, hơn 200 trường học ở Malaysia phải đóng cửa khi mức ơ nhiễm gấp 2 lần mức nguy hiểm theo quy ước. Malaysia cũng đã đưa ra thơng báo về tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng do khói bụi. Chỉ số ơ nhiễm khơng khí (API) đo được tại thị trấn Mua (Muar) là 750 - mức cao nhất

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ở Malaysia trong suốt 16 năm qua. Trong khi đó, mức độ ơ nhiễm khơng khí tại hai thị trấn khác cũng lên tới mức nguy hiểm. Chỉ số API đo được tại thủ đô Kuala Lumpur cũng cho thấy mức độ "có hại cho sức khỏe". Chỉ tính riêng tại Malaysia, có đến gần 60.000 trường hợp được chữa trị các chứng bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản… chỉ vì tro bụi.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.3: Tổng lượng khí CO2 thải ra ở một số nước giai đoạn 2006- 2010 Đơn vị tính: Nghìn tấn Quốc gia 2006 2007 2008 2009 2010 Argentina 174.238 180.416 190.057 179.639 180.512 Australia 371.214 377.235 387.635 395.094 373.081 Brazil 347.668 363.213 387.675 367.147 419.754 Canada 550.233 560.802 544.975 513.937 499.137 Trung quốc 6.414.463 6.791.805 7.035.444 7.692.211 8.286.892 Pháp 382.582 375.882 372.564 356.924 361.273 Đức 808.860 784.016 783.359 732.249 745.384 Hungary 57.235 55.859 54.657 48.676 50.583 Ấn Độ 1.504.365 1.611.404 1.811.289 1.982.263 2.008.823 Indonesia 345.120 375.545 412.387 453.106 433.989 Italy 469.347 462.676 447.187 401.592 406.307 Nhật Bản 1.231.302 1.251.136 1.206.916 1.100.650 1.170.715 Malaysia 170.648 205.308 213.221 203.882 216.804 Mexico 441.796 455.845 471.444 446.237 443.674 Philippines 67.693 69.669 75.944 74.785 81.591 Thái Lan 261.211 262.205 261.838 276.587 295.282 Anh 542.041 528.906 522.467 475.108 493.505 Hoa Kỳ 5.737.616 5.828.697 5.656.839 5.311.840 5.433.057 Việt Nam 102.456 113.651 127.164 140.057 150.230 Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator/EN.ATM.CO2E.KT/countries

Có thể thấy, mức thải Đioxit Cacbon của các nước đang phát triển khá cao, tuy nhiên họ chiếm tới 80% dân số, điều này đồng nghĩa với mức thải CO2 bình quân đầu người ở các nước đang phát triển là rất ít so với các nước phát triển. Và điều đáng chú ý là ở các nước đang phát triển, lượng khí CO2 mà mỗi quốc gia thải ra đã tăng lên rất nhiều trong những năm trở lại đây, trong khi đó ở các nước phát triển, lượng khí CO2 họ thải ra lại có xu hướng giảm đi đáng kể.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nguyên nhân của thực trạng này như nhiều chuyên gia nhận định: các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành bãi rác thải công nghiệp. Thông qua FDI, các nước phát triển chuyển giao những công nghệ lạc hậu, không đạt chuẩn về mơi trường ở nước mình sang các nước đang phát triển, thậm chí cịn định giá cao hơn so với giá trị thực của nó. Đó là lý do vì sao khi tiến hành các dự án liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài, các nước phát triển thường chọn góp vốn bằng các thiết bị vật tư, máy móc, cơng nghệ mà những nước đang phát triển chưa làm được và chưa có. Mặt khác, nhờ vậy họ tận dụng được cơng nghệ của mình ngay cả khi nó khơng cịn khả năng cạnh tranh và thậm chí bị cấm sử dụng ở nước họ.

Ngồi ra, FDI cịn nhằm khai thác các nguồn tài nguyên mà các nước đầu tư khơng có hay khan hiếm, và nhờ sự quản lý lỏng lẻo về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở các nước đang phát triển, các nước đầu tư sẽ dễ dàng tiến hành khai khác một cách bừa bãi, làm cho nguồn tài nguyên tại các nước đang phát triển nhanh chóng bị cạn kiệt, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho mơi trường.

Có thể thấy, trong những năm gần đây, tồn cầu hóa kinh tế đã làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường đã thực sự trở nên nghiêm trọng. Các vấn đề ô nhiễm đã khiến người dân trên khắp trái đất nói chung và các quốc gia đang phát triển nói riêng phải đương đầu với nhiều bệnh dịch có sức tàn phá khủng khiếp. Tình trạng ơ nhiễm khơng khí có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga, Mỹ cho tới Trung Quốc, Ấn Độ,… Và để có thể ngăn chặn và hạn chế những hiểm họa đó, cần sự nỗ lực, chung tay góp sức của tất cả các quốc gia trên thế giới.

2.2.5. Tồn cầu hóa kinh tế làm tăng nguy cơ gánh nặng nợ nần của các nước đang phát triển. nước đang phát triển.

Để phục vụ cho mục đích tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hội nhập

kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển cần có vốn để đầu tư cho mục tiêu này. Do đó, các nước này thường vay vốn thơng qua các tổ chức tài chính tiền tệ như WB, IMF hoặc vay trực tiếp từ các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhiều quốc gia sau khi tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa kinh tế là việc họ thường bị mất khả năng trả nợ khiến gánh nặng nợ nần càng thêm chồng chất. Nguyên nhân của gánh nặng nợ nần là do: - Các quốc gia đang phát triển chưa biết cách để sử dụng nguồn vốn vay

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước đang phát triển và bài học cho việt nam (Trang 38)