Tiến trình hội nhập

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước đang phát triển và bài học cho việt nam (Trang 54 - 56)

2.2 .Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế với các nước đang phát triển

3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

3.2.1. Tiến trình hội nhập

Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương.

Sau đây là một số mốc thời điểm quan trọng đánh dấu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:

- Tháng 12/1987, Luật đầu tư nước ngồi của Việt Nam đã được Quốc hội thơng qua tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam.

- Tháng 12 năm 1993, Việt Nam nối lại quan hệ tín dụng với IMF, WB và ADB. Đây là 3 định chế tài chính quốc tế quan trọng, có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

- Tháng 7 năm 1995, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngày 15/12/1995, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

- Tháng 3 năm 1996, Việt Nam trở thành sáng lập viên của Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM).

- Tháng 11/1998, Việt Nam đã trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

- Ngày 13/7/2000, Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam.

- Tháng 11/2002, Việt Nam và các nước ASEAN ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc.

- Tháng 8/2006, Việt Nam và các nước ASEAN ký hiệp định về thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc với cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan bắt đầu từ năm 2007.

- Tháng 11/2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Tháng 12/2008, ký kết hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản.

- Ngày 25/12/2008, Việt Nam và Nhật Bản ký Hiệp định đối tác kinh tế (EPA), hiệp định có hiệu lực từ tháng 10/2009.

- Đầu năm 2009, Khu vực thương mại tự do ASEAN– Australia– New Zealand chính thức được ký kết.

- Ngày 11/11/2011, Việt Nam và Chi-Lê ký Hiệp định thương mại tự do song phương (VCFTA).

- Cuối năm 2014, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc và giữa Việt Nam với Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazacstan đã kết thúc đàm phán, dự kiến sẽ được ký kết trong nửa đầu năm 2015.

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò là thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế. Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết đồng thời tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này.

- Trong khuôn khổ WTO:

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn theo nguyên tắc của WTO. Việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.

Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Là thành viên của WTO, Việt Nam đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…

- Trong khuôn khổ ASEAN

Sau 20 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995- 2015), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển tồn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam. Điều này góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất.

Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN đã có những đóng góp thiết thực cho việc cải thiện mơi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cho tới nay, Việt Nam luôn là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.

- Trong khuôn khổ APEC:

Đối với Việt Nam, diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam là các nền kinh tế thành viên của APEC.

Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Việt Nam cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm cơng tác quan trọng như Nhóm Cơng tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm cơng tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm cơng tác về thương mại điện tử… Bên cạnh đó, Việt Nam đã triển khai thành cơng hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Do đó Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.

Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước đang phát triển và bài học cho việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)