2.2 .Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế với các nước đang phát triển
2.2.2. Các quốc gia khi tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa kinh tế đều phải đố
phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt.
Ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa. u cầu đặc biệt của tiến trình này là các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa thương mại, đầu tư. Chính điều này sẽ đưa nền kinh tế của các nước đang phát triển vào cuộc cạnh tranh mang tầm quốc tế.
- Xét về chất lượng hàng hóa: do những yếu kém, lạc hậu còn tồn tại trong khâu quản lý và năng lực sản xuất cịn nhiều hạn chế, hàng hóa của các quốc gia đang phát triển sẽ kém chất lượng hơn so với các hàng hóa cùng loại được sản xuất tại các quốc gia phát triển. Do vậy, tham gia hội nhập đồng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
nghĩa với việc các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, sự canh tranh gay gắt.
- Xét về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: tham gia tồn cầu hóa kinh tế, thơng qua hình thức FDI, các doanh nghiệp nước ngồi sẽ chiếm lĩnh thị trường, đẩy các doanh nghiệp trong nước vào tình trạng khơng cân xứng giữa một bên là các cơng ty đa, xun quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật, công nghệ với một bên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực nội tại còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp này cũng sẽ dễ dàng kiểm soát nhiều lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thơng và từ đó họ cũng dễ dàng kiểm soát các nghành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế then chốt ở các nước đang phát triển. Hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ngay tại thị trường sân nhà. - Xét về khả năng cạnh tranh của các tổ chức tài chính: khi thực hiện cam kết của WTO, các nước đang phát triển phải dành quyền đối xử quốc gia cho các tổ chức tài chính nước ngồi. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng nước ngoài sẽ được hưởng những ưu đãi như những ngân hàng trong nước khi vào thị trường các nước đang phát triển. Mặc dù bản thân các ngân hàng nước ngồi đã có ưu thế hơn các ngân hàng trong nước rất nhiều, nay lại được hưởng thêm đầy đủ các chính sách ưu đãi như những ngân hàng trong nước, điều này làm cho sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Các ngân hàng nước ngoài với bề dày kinh nghiệm cùng nguồn vốn lớn, lại có sự hậu thuẫn phía sau của các ngân hàng mẹ, cộng với các điều kiện công nghệ, chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên tốt hơn sẽ nhanh chóng đẩy các ngân hàng trong nước vào thế phá sản.
- Xét về các biện pháp bảo hộ: các nước phát triển với nhiều hình thức và viện dẫn khác nhau, sử dụng thuế quan, đưa ra các biện pháp phi thuế quan như những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, về tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng hóa, về chống bán phá gía, đã và đang áp dụng chủ nghĩa
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
bảo hộ, phân biệt đối xử với hàng hóa các nước đang phát triển. Điều này đã tạo nên những rào cản, ngăn chặn, giảm thiểu lượng hàng hóa của các nước đang phát triển vào nước họ. Ví dụ, các nước OECD quy định: mức thuế nhập khẩu trung bình với mặt hàng cơng nghệ phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển cao hơn bốn lần so với mức thuế nhập khẩu mà các nước này áp dụng với nhau. Trong khi đó, tất cả các rào cản này đều nằm dưới dạng hàng rào thuế quan và phi thuế quan, và hàng rào phi thuế quan là một thách thức lớn nhưng lại khó nhận biết và vượt qua.