2.1. Cơ sở pháp lý về chính sách dự trữ ngoại hối ở Việt Nam
2.1.1. Chủ thể thực hiện chính sách dự trữ ngoại hối ở Việt Nam
Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30-08 năm 1999 về chính sách dự trữ ngoại hối nhà nước quy định 3 tổ chức chính tham gia thực hiện chính sách dự trữ ngoại hối nhà nước: Thủ tướng chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính.
2.1.1.1. Thủ tướng chính phủ
Theo điều 17 nghị quyết 86/1999/NĐ-CP, thủ tướng có quyền quyết định:
Mức Dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến đạt được hàng năm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình.
Tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình.
Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng
Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng không đáp ứng được yêu cầu can thiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
2.1.1.2. Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quyết định các chính sách tiền tệ nên sẽ có tác động tới nhà nước dựa theo tình hình của chính sách tiền tệ, cán cân thanh tốn quốc tế. Hàng năm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dự kiến mức dự trữ ngoại hối nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mức dự trữ ngoại hối dự kiến có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách của chính phủ và ngân hàng nhà nước trong nghiệp vụ thị trường mở. Nó giúp góp phần đảm bảo sự an toàn trong giao dịch quốc tế, tránh việc thâm hụt ngoại hối cũng như đảm bảo cân bằng tỉ giá hối đối. Vì vậy, việc xác định mức dự trữ ngoại hối dự kiến là rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách tiền tệ và quan hệ kinh tế quốc tế, phải được dựa trên tình hình cán cân ngoại hối năm nay và dự kiến tình hình
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thay đổi về thương mại trong năm sau và đệ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ngoài ra ngân hàng nhà nước có thể tác động tới quản lí dự trữ ngoại hối thông qua việc quyết định những nội dung sau:
Đối với Quỹ dự trữ ngoại hối, bao gồm các quy định về:
- Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng - Loại ngoại tệ và tỷ lệ giữa các loại ngoại tệ - Tỷ lệ giữa đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn - Hình thức đầu tư và thời hạn đầu tư.
- Lựa chọn tổ chức đối tác để thực hiện đầu tư.
Cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, bao gồm các quy định về:
- Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng - Loại ngoại tệ và tỷ lệ giữa các loại ngoại tệ
- Can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước khi cần thiết để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ từng thời kỳ
- Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối trong trường hợp mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định
- Việc sử dụng Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng để đầu tư ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
Trách nhiệm của ngân hàng nhà nước Việt Nam( nghị định 160/2006/NĐ-CP)
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối
- Thực thi việc tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho nhân sách nhà nước (theo điều 10, quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN)
- Chủ trì xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối thuộc thẩm quyền
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khi xây dựng các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến ngoại hối
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngoại hối
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt động ngoại hối quy định tại Nghị định này và việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo
- Xử lý các hành vi vi phạm về ngoại hối thuộc thẩm quyền.
Hằng năm hoặc nếu cần thiết, Ngân hàng Trung ương phải thực hiện các công tác báo cáo hạch tốn tình hình thực hiện việc quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, tình hình thực tế sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước gửi cho chính phủ và Bộ Tài chính; Báo cáo Chính phủ và ủy ban thường vụ Quốc hội tình hình biến động dự trữ ngoại hối Nhà nước. Cơng việc hạch tốn diễn ra theo quy định của pháp luật, trong đó thu nhập và các chi phí phát sinh trong qúa trình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán vào thu nhập và chi phí nghiệp vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.
2.1.1.3. Bộ Tài chính
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:
Kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao và việc chấp hành các quy định tại Nghị định này. Ngân hàng Nhà nước sao gửi văn bản xác nhận đăng ký khoản phát hành của doanh nghiệp cho Bộ Tài chính để phối hợp theo dõi và quản lý hoạt động vay, trả nợ của doanh nghiệp thơng qua hình thức phát hành trái phiều quốc tế.
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước. Ngân hàng nhà nước là cơ quan thực thi quyết định tạm ứng này.
Sử dụng và hoàn trả các khoản tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.