Nhóm giải pháp tăng cường chính sách dự trữ ngoại hối

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 69)

3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời gian

3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường chính sách dự trữ ngoại hối

3.2.2.1. Điều hình chính sách tỷ giá

Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, dù chưa hồn tồn tự do hóa tài khoản vốn nhưng dưới yêu cầu của những cam kết khi gia nhập WTO luồng vốn sẽ di chuyển dễ dàng hơn đã đặt ra thách thức mới đối với việc kiểm sốt luồng vốn, điều hành chính sách tiền tệ và cơ chế tỷ giá mà những nhà nghiên cứu gọi là "bộ ba bất khả thi": (i) tỉ giá hối đối cố định; (ii) tự do hóa tài khoản vốn và (iii) sự độc lập của chính sách tiền tệ. Các nhà làm chính sách hiểu rằng chỉ có thể đạt được 2 trong 3 mục tiêu trên cùng một lúc, vì nếu tự do hóa luồng vốn mà thực thi chính sách tỷ giá cố định cần phải mua ngoại tệ vào đưa nội tệ ra làm tăng lượng cung tiền ảnh hưởng đến việc thực hiên mục tiêu của chính sách tiền tệ, vì thế nếu muốn tự do hóa dịng vốn và ổn định tiền tệ thì phải thả nổi tỷ giá. Tương tự để có thể vừa thực hiện chính sách tỷ giá cố định vừa đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ thì cần phải kiểm sốt dịng vốn khơng thể tự do hóa

Điều này đã được chứng minh trong giai đoạn năm 2007-2009, khi lượng ngoại tệ chảy vào gia tăng mạnh mẽ, NHNN đã phải mua USD để ổn định tỷ giá và khơng thực hiện trung hịa kịp thời cùng với giá nguyên liệu thế giới gia tăng đã làm tăng mức lạm phát, ngay cả khi trung hịa kịp thời thì lãi suất vẫn bị tác động ảnh hưởng mục tiêu của chính sách tiền tệ. Như vậy, việc hội nhập kinh tế đã đặt ra cho NHNN những thách thức về điều hành chính sách vĩ mơ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ nhất, nên xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh động vừa hoạt động trong điều kiện bình thƣờng vừa sử dụng khi có các cú sốc từ bên ngồi hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Vì vậy, chính sách tỷ giá nên được xây dựng

theo hướng thiên về thả nổi nhằm phản ánh đúng những biến động của thị trường nhưng NHNN sẽ có những hành động can thiệp kịp thời đúng thời điểm thông qua việc mua vào và bán ra ngoại tệ khi tỷ giá biến động quá mức, kết hợp với việc kiểm soát luồng vốn. Tuy nhiên, để tỷ giá của TTLNH là tỷ giá phù hợp với giá trị thực của VND thì hoạt động trên TTLNH phải hiệu quả sự tham gia đặt lệnh mua bán của các chủ thể trên thị trường phải sôi nổi doanh số chiếm tỷ trọng lớn và vai trò tham gia của NHNN chỉ là thành viên của thị trường và đóng vai trị can thiệp.

Như vậy, tỷ giá hàng ngày được cơng bố phải theo tín hiệu thị trường, trong một ngày tỷ giá cũng có thể tăng và giảm chứ khơng chỉ có một tỷ giá cố định trong suốt ngày và thậm chí là suốt tuần như trước hay cố định một thời gian lâu rồi sau đó lại tăng mạnh như cách điều hành tỷ giá từ trước nay, mà nên thay đổi có tăng có giảm hàng ngày vì:

(1) Chính sự tăng giảm đó mới tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh ngoại hối phát triển, vì nếu giá cả của thị trường (tỷ giá) cứ cố định thì sẽ khơng có rủi ro tỷ giá và khơng cần thực hiện bảo hiểm rủi ro, như vậy sẽ khơng có các chủ thể muốn bảo hiểm rủi ro hạn chế lượng thành viên tham gia thị trường.

(2) Việc điều hành tỷ giá tạo ra tâm lý kỳ vọng sự tăng giá USD như bao lâu nay cũng không phù hợp với xu thế vận động của thị trường mà nên linh hoạt hơn phù hợp với diễn biến của cung cầu tiền tệ trên thị trường.

Để có thể xác định tỷ giá phù hợp với cơ chế thị trường vấn đề cần phải đặt ra là NHNN phải có đội ngũ chuyên viên giỏi, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối phải được giao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm và về tỷ giá đã tính tốn, nhằm thực hiện được mục tiêu chính sách tỷ giá đưa ra.

Cơ chế tỷ giá linh hoạt phù hợp với sự biến động cung cầu trên thị trường sẽ giúp cho TTNH hoạt động hiệu quả.

Thứ hai, xóa bỏ cơ chế neo tỷ giá vào USD mà nên xác định tỷ giá trên cơ sở

neo tỷ giá vào một rổ tiền với cơ cấu các tiền tệ theo tỷ trọng thương mại của những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam. Tỷ giá VND được phản ánh chính

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xác hơn và ít bị phụ thuộc riêng vào sự mạnh yếu của USD, tình trạng Đơ la hóa thị trường cũng sẽ giảm. Tỷ giá đó phải được tính tốn để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm sốt lạm phát và ổn định giá trị đồng nội tệ .

Một cơ chế quản lý phù hợp phải đi kèm với việc xây dựng một hệ thống giám sát tài chính hiệu quả, thường xuyên giám sát các hoạt động trên TTNH để kịp thời ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trường, đầu cơ… và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ để kịp thời ứng phó.

NHNN cần xây dựng qui chế thơng tin, thống kê, hệ thống hóa kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra vào trong nước, từ đó dự báo quan hệ cung cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý TTNH hiệu quả hơn.

TTTT và TTNH có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, lãi suất với bản chất là giá cả trên TTTT và tỷ giá với bản chất là giá cả trên TTNH cũng có tác động lẫn nhau. Đối với những quốc gia duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi và lãi suất thả nổi, thì khi chênh lệch lãi suất của một cặp đồng tiền khơng tương thích với sự biến động của tỷ giá thì theo qui luật ngang giá lãi suất với tác động của các lực lượng thị trường thông qua những hoạt động kinh doanh chênh lệch giá sẽ đưa tỷ giá đến vị trí cân bằng mới.

Ở Việt Nam, với chính sách lãi suất chưa thả nổi hồn tồn và tỷ giá theo cơ chế thả nổi có quản lý để tránh hiện tượng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, NHNN bằng các nghiệp vụ của mình tác động để giảm lãi suất huy động USD xuống làm tăng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, tăng tính hấp dẫn của tiền đồng lên, từ đó hạn chế hiện tượng găm giữ ngoại tệ giảm bớt tình trạng căng thẳng về ngoại tệ.

3.2.2.2. Tự do hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn theo lộ trình

Việt Nam đã cam kết thực hiện tự do hoá tài khoản vãng lai theo pháp lệnh ngoại hối không hạn chế nhu cầu mua ngoại tệ hợp lý hợp pháp của những tổ chức kinh tế nhưng thực tế thì chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ của người dân cũng như các doanh nghiệp. Những nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển ngoại tệ vào đầu tư, họ có nhu cầu chính đáng khi có lợi nhuận sẽ bán VND mua ngoại tệ để chuyển về nước, nhưng TTNH Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng cầu lớn hơn cung và ngân hàng gặp khó khăn cho việc thỏa mãn nhu cầu mua ngoại tệ của nhà đầu tư, chính điều này là một trong những nguyên nhân làm giảm sức thu hút

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, làm hạn chế nguồn ngoại tệ chảy vào ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ trên thị trường, vì thế cần phải hoàn thiện tốt những cam kết về tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai.

Muốn vậy NHNN cần có những biện pháp tăng cường thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, đảm bảo cân bằng cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện thực hiện tốt thanh toán quốc tế, thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Giao dịch quan trọng trong tài khoản vãng lai của nước ta đó là kiều hối, là khoản chuyển tiền một chiều khơng có rủi ro với số lượng lớn góp phần bù đáng kể vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để gia tăng nguồn kiều hối, đồng thời áp dụng các biện pháp kinh tế có kết hợp biện pháp hành chính để khoản ngoại tệ này sẽ được thu hút vào hệ thống ngân hàng nhằm phát huy lợi thế của nguồn ngoại tệ này. Tuy chính sách cơ chế quản lý ngoại hối của nước ta trong thời kỳ hội nhập phải đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế, hướng đến tự do hóa thị trường tài chính- tiền tệ-ngoại hối. Nhưng khơng có nghĩa là buộc chúng ta phải ngay lập tức phải thực thi các chính sách quản lý tự do hóa hồn tồn như các nền kinh tế phát triển, mà cần dựa vào thực tiễn, hoàn cảnh của nước ta hiện nay.

Trong giai đoạn này và trong vài thập niên tới, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như thực hiện các chương trình kinh tế xã hội lớn của nhà nước rất cần vốn vì thế, chúng ta cần phải tập trung quản lý ngoại tệ từ mọi nguồn về một đầu mối là NHNN, từ nguồn thu xuất khẩu dầu thô, đến tất cả các nguồn thu xuất khẩu khác, nhằm sử dụng tốt nguồn ngoại tệ của nước ta trên phương châm phát huy hết sức mạnh nội lực rồi mới đến huy động nguồn vốn từ bên ngồi, bởi vì chúng ta đều hiểu rằng vốn đầu tư của nước ngoài vào làm cho cán cân vốn thặng dư, trong ngắn hạn sẽ giúp cải thiện cán cân vãng lai thâm hụt, nhưng trong tương lai luồng vốn này sẽ được chuyển ra dưới hình thức lợi nhuận hay chuyển vốn về nước.

Nói như vậy, để thấy rằng việc tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài là rất cần thiết nhưng việc quản lý nguồn vốn vào và ra nhằm phát huy hiệu quả của vốn đầu tư vừa có những biện pháp ứng phó kịp thời khi có những bất ổn của việc đảo chiều luồng vốn xảy ra là hết sức quan trọng. Theo tiến trình hội nhập, Việt Nam đã và đang thực thi cam kết tự do hóa tài khoản vãng lai và tự do hố tài khoản vốn có giới hạn. Tiếp tục phát huy theo định hướng trên, Việt Nam nên tự do hóa giao

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dịch theo một lộ trình tự do hố dịng vốn vào và chưa nên tự do hóa luồng vốn chảy ra, vì những lý do sau:

- Việt Nam không đưa ra cam kết cụ thể về mặt thời gian đối với việc tự do hóa giao dịch vốn.

- Việt Nam đang trong giai đoạn thâm hụt cán cân thương mại lớn, đang rất cần vốn để xây dựng, vì vậy ưu tiên cho các luồng vốn vào là điều cần quan tâm.

- Tự do hóa giao dịch vốn là vấn đề quan trọng nhưng rất phức tạp và cần được tiến hành một cách có trật tự và thận trọng, tùy thuộc và điều kiện của mỗi nước, những lợi ích tiềm năng và khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính.

Để có thể thực hiện nới lỏng quản lý giao dịch vốn phải tăng cường kỷ luật tài chính, minh bạch hóa hệ thống kế tốn, kiểm tốn, tăng cường thanh tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro, trong đó việc thực hiện minh bạch hóa thơng tin đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực của các quyết định chính sách và biện pháp điều chỉnh. Đối với luồng vốn vào, tự do hóa vốn đi dần từng bước, trước tiên với nguồn vốn dài hạn, như luồng vốn FDI, vì luồng vốn này ít bị những biến động về tài chính như các luồng vốn khác, nếu có hiện tượng đảo chiều luồng vốn ra nước ngồi thì cũng khơng gây ra khủng hoảng tài chính như luồng vốn ngắn hạn, từng bước mở cửa thị trường vốn trong nước theo phạm vi và trình tự hợp lý, phù hợp dần với thơng lệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Luồng vốn ngắn hạn nên giám sát chặt chẽ, có biện pháp điều chỉnh cơ cấu luồng vốn nước ngoài theo hướng hạn chế rủi ro của các luồng vốn ngắn hạn thơng qua các chính sách kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt các luồng vốn, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, nhằm ổn định thị trường và tỉ giá hối đoái. Đối với dòng vốn đầu tư ra nước ngồi, NHNN cần nhanh chóng ban hành các Thơng tư hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngồi nhằm tạo khn khổ pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý, theo dõi, giám sát của các cơ quan chức năng và tạo điều kiện cho nhà đầu tư mua và chuyển ngoại tệ ra đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tiền khả thi, điều tra thăm dị khảo sát, trước khi có Giấy chứng nhận đầu tư.

Ngoài ra, để đối phó với tình trạng doanh nghiệp sử dụng nguồn ngoại tệ khơng đúng với mục đích, NHNN cần có chế tài cụ thể để cảnh cáo, trừng phạt. Đối

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

với những dự án đã đi vào hoạt động và có nguồn thu nhập ổn định, doanh nghiệp đã mở tài khoản ngoại tệ tại nước đầu tư để hoạt động. NHNN cần phải giám sát hoạt động thu chi trên tài khoản đó, đồng thời yêu cầu thực thi việc báo cáo theo đúng Nghị định 78/2006-NHNN.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)