Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và an toàn của dự trữ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 70)

3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời gian

3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và an toàn của dự trữ

ngoại hối

3.2.3.1. Đa dạng hóa cơ cấu ngoại tệ

Ða dạng hóa tiền tệ trong thanh tốn và dự trữ quốc tế ở Việt Nam sẽ hạn chế những tổn thất và rủi ro này cho các doanh nghiệp nói riêng và đảm bảo an tồn cho quốc gia nói chung. Cùng với các tiền tệ khác như EUR, JPY, GBP… thì CNY đang là một trong những tiền tệ được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam phải cân nhắc và tính tốn đưa vào giỏ tiền tệ của mình, đặc biệt khi tiền tệ này đang trong tiến trình trở thành tiền tệ quốc tế. Hơn nữa, việc đa dạng hóa tiền tệ trong thanh toán và dự trữ quốc tế cũng giúp cho nền kinh tế, và chính sách tiền tệ độc lập hơn so với các nước bạn hàng, đặc biệt là nước có tiền tệ được sử dụng trong thanh tốn và dự trữ.

Cũng cần lưu ý rằng, khơng phải dự trữ càng nhiều ngoại hối càng tốt. Việc tích luỹ q nhiều ngoại hối có thể làm phát sinh thêm nhiều loại chi phí. Mặc dù thiệt hại từ việc mở rộng dự trữ ngoại hối của Việt Nam là chưa thể hiện, nhưng NHNN Việt Nam cần phải có tính tốn cụ thể để xác định khối lượng dự trữ ngoại hối vừa đảm bảo đủ lớn, an toàn, vừa tạo hiệu quả cao cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cơ chế điều hành tỷ giá cũng cần linh hoạt hơn để có thể điều chuyển quĩ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang quĩ dự trữ ngoại hối, đáp ứng nhu cầu thanh toán và trả nợ. Ðồng thời NHNN cần công bố công khai các số liệu cụ thể về dự trữ ngoại hối, cơ cấu dự trữ ngoại hối trên các phương tiện thông tin (như đa cung cấp cho IMF) để các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư nước ngồi và cơng chúng có thơng tin chính xác về dự trữ ngoại hối của Việt Nam.

3.2.3.2. Phân chia dự trữ ngoại hối thành các quỹ nhỏ với từng mục đích cụ thể

- Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng: quỹ này có vai trị quan trọng, phải duy trì được nhiệm vụ đảm bảo tính thanh khoản cao cho mục đích sử dụng thường xuyên, sẵn sàng can thiệp vào thị trường nội địa với chức năng bình ổn nền kinh tế khi có biến động của tỷ giá và giá vàng; mục tiêu lợi nhuận ở mức thấp, hạn chế tham gia vào

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

việc đầu tư sinh lời gây rủi. Cơ cấu ngoại tệ dự trữ ngoại của quỹ phù hợp với cơ cấu thanh toán các giao dịch thương mại hàng hoá và dịch vụ trong từng thời kỳ.

- Quỹ trả nợ nước ngoài: Theo đó các cơ quan chức năng sẽ hoạch định nợ ngắn hạn nước ngoài đến hạn phải trả theo từng năm tài chính nhằm bổ sung vào quỹ trả nợ nước ngoài đầy đủ kịp thời. Quỹ này đầu tư vào những công cụ với cơ cấu đồng tiền và kỳ hạn phù hợp với nghĩa vụ nợ công. Cơ cấu ngoại tệ dự trữ phù hợp với cơ cấu tài sản nợ nước ngồi của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương.

- Quỹ đầu tư dài hạn: Thực hiện đầu tư vào những cơng cụ sinh lời cao, góp phần làm gia tăng dự trữ ngoại hối trong tương lai. Đối với khả năng của dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay, không nên đầu tư mạnh vào quỹ này, cần đảm bảo được nguyên tắc bảo toàn dự trữ trước mắt.

- Quỹ đầu tư uỷ thác cho nhà đầu tư nước ngoài: nhằm mục đích sinh lời và chuyển giao kinh nghiệm quản lý. Đối với quỹ dự trữ đầu tư dài hạn và uỷ thác, cơ cấu dự trữ ngoại hối là các ngoại tệ mạnh khác nhau trên cơ sở phân tích, đánh giá diễn biến trên thị trường.

Việc chia dự trữ ngoại hối thành các quỹ với mục đích hoạt động riêng sẽ đảm bảo được quản lý dự trữ đạt hiệu quả cao, phân tán rủi ro. Mỗi quỹ sẽ được hình thành các cơng cụ đầu tư khác nhau, đồng thời sẽ được điều hòa nguồn ngoại hối với nhau, bổ sung ngoại hối cho nhau khi cần thiết; hỗ trợ tốt cho chính sách quản lý dự trũ ngoại hối.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)