Quy mô dự trữ ngoại hối theo tuần nhập khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 38)

Năm 2006 2007 2008 2009

Dự trữ ngoại hối (tỷ USD) 13,54 23,70 24,16 16,75

Kim ngạch NK 42,601 58,999 75,467 65,402

DTNH theo tuần NK 16,53 20,89 16,64 13,31

DTNH theo tuần NK năm tiếp theo

11,93 16,33 19,2 10,37

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF và Tổng cục Thống kê

Các số liệu về dự trữ ngoại hối theo tuần nhập khẩu cho thấy quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức trung bình theo tiêu chuẩn của IMF trong giai đoạn 2006-2009. Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008 nhưng do tại thời điểm đó Việt Nam chưa thực sự hịa nhập vào nền kinh tế tồn cầu nên quy mơ ảnh hưởng cịn chưa lớn.

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, VN đang dần mở cửa và đảm bảo đến năm 2020 sẽ thực hiện mở cửa hoàn toàn theo cam kết của WTO. Tuy nhiên Việt nam vẫn là một nước nghèo, vì vậy VN rất thiếu vốn để đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất. Do đó, Việt Nam vẫn chưa thể tự do hóa hồn tồn các giao dịch vốn và các giao dịch vốn vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước theo nguyên tắc khuyến khích luồng vốn chuyển vào và hạn chế luồng vốn ra khỏi lãnh thổ. Mọi nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vốn đều phải chuyển về nước. Quản lý đối với giao dịch vốn bao gồm các loại:

 Quản lý vay trả nợ nước ngoài

Hoạt động vay trả nợ nước ngoài hiện nay được quản lý theo Nghị định 134/2005/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 11/01/2005. Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý, đồng thời tạo cơ chế thơng thống hơn với hoạt động vay vốn nước ngoài của Doanh nghiệp. Đồng thời nhằm đánh giá đúng hiện trạng nợ của quốc gia từ đó có những giải pháp quản lý và trả nợ một cách toàn diện, tránh gây gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai, ngày 16/10/2006 Quy chế “Xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá giám sát tình trạng nợ nước ngồi của quốc gia” đã được ban hành. Theo quy định của quy chế này, hàng năm Bộ tài

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chính chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư và Ngân hàng nhà nước tổng hợp và xây dựng trình thủ tướng chính phủ thơng qua Tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia như một bộ phận kế hoạch hàng năm để vay và trả nợ nước ngoài. Cơ chế quản lý vay trả nợ nước ngoài được chuyển hướng từ quản lý trực tiếp sang gián tiếp, tạo cơ sở từng bước cho việc tự do hóa giao dịch vốn. Quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Quan điểm chủ đạo trong chính sách dự trữ ngoại hối đối với giao dịch vốn là: Ban hành các cơ chế, chính sách với mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế. Năm 2005, với sự thống nhất và ban hành luật đầu tư đã đánh dấu một nỗ lực đáng kể của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài. Mọi vấn đề liên quan đến đầu tư được nhà nước về điều kiện, những chế độ ưu đãi nhà đầu tư được hưởng khi đầu tư vào những lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cũng như thủ tục và trình tự cấp phép đầu tư cũng được quy định rõ ràng trong luật đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư có thể tiến hành đầu tư vào Việt Nam một cách nhanh chóng và bớt những thủ tục phiền hà và sự chờ đợi cấp giấy phép đầu tư như trước đây. Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên lượng ngoại tệ NHNN mua được lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ NHNN bán ra, làm cho dự trữ ngoại hối nhà nước tăng đều và tương đối ổn định, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của ngành Ngân hàng giai đoạn đến là tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Hình 2.2: Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2005-2009

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Năm 2006, nhiều tập đoàn lớn triển khai những dự án đầu tư quy mô vào Việt Nam. Cả nước thu hút được khoảng 12 tỷ USD vốn FDI, tăng gần gấp đôi so với năm 2005, và vượt 32% kế hoạch đầu năm đề ra (6,5 tỷ USD). Tổng số vốn thực hiện đạt 4,1 tỷ USD, chiếm 34,16% tổng số vốn đăng ký. Đây là số vốn đăng ký cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Giải thích cho ngun nhân này là do mơi trường đầu tư nước ta được cải thiện với sự ra đời của các luật như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư….chúng đã góp phần hồn thiện hệ thống cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.. Ngồi ra, với tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh, Việt Nam đã trở thành điểm ngắm đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2007, vốn FDI đã tăng cao cả về lượng và chất. Không những đạt mức kỷ lục chưa từng có (21,3 tỷ USD), nguồn vốn FDI thu hút còn tăng về chất với tỷ lệ vốn thực hiện tăng lên tới 37,7%, FDI đã thu hút được nhiều dự án quy mơ lớn, có ý nghĩa quan trọng, thu hút được công nghệ nguồn và công nghệ cao. Điều này đã minh chứng một cách rõ nét về sức cạnh tranh được nâng cao của môi trường đầu tư Việt Nam. Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu Á trong con mắt của cộng đồng đầu tư quốc tế. Bên cạnh sự hoàn thiện về pháp luật, việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã làm tăng vị thế của chúng ta trên trường quốc tế. Do đó, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đầu tư hấp dẫn trong khu vực Châu Á nói riêng và trên tồn thế giới nói chung.

Đặc biệt, năm 2008, bất chấp sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lượng vốn đầu tư FDI của nước ta vẫn tăng một cách ngoạn mục. Cụ thể, số vốn đầu tư là khoảng 64 tỷ USD tăng gần gấp 3 so với năm 2007 và số vốn thực hiện là 11,6 tỷ USD chiếm khoảng 18% tổng số vốn. Có thể thấy rằng, dù cho cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn diễn ra nhưng các nhà đầu tư vẫn tin tưởng tuyệt đối vào thị trường nước ta.

 Chính sách đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Từ ngày 16/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và cho phép rộng rãi các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá mua cổ phần của các Doanh nghiệp cổ phân hóa. Đồng thời theo quyết định số 238/2005/QĐ-TTg của

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thủ tướng chính phủ, ngày 29/09/2005 và Thông tư số 90/2005/TT-BTC, ngày 17/10/2005 hướng dẫn thi hành Quyết định só 238/2005/QĐ-TTg thì tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của những doanh nghiệp cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài được nâng lên 49%, tỷ lệ này trong các Ngân hàng thương mại cổ phần là 30%.

 Chính sách đầu tư ra nước ngoài

Ngày 26/8/2005 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Thông tư 04/2005 sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/1999 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đây là một thay đổi quan trọng nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ cho các dự án đầu tư ra nước ngoài, từng bước mở rộng khả năng và triển vọng vươn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay, theo nghị định số 78/2006/NĐ – CP được chính phủ ban hành ngày 09/08/2006, quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hoạt động đầu tư ra nước ngoài được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế. Trên cơ sở Quyết định này các DN Việt Nam được mở rộng nguồn ngoại tệ để chuyển ra nước ngồi để góp vốn đầu tư, thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp Ngày 10/04/2008, Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú. Theo đó, quy định tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn bằng ngoại tệ để thực hiện một số nhu cầu trong đó có đầu tư ra nước ngồi. Việc ra đời quyết định trên là nhằm mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn ngoại tệ của các DN Việt Nam được phép đầu tư ra nước ngồi thay vì chỉ có một nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại Ngân hàng như trước đây.

2.2.2.3. Chính sách dự trữ ngoại hối đối với thị trường ngoại tệ và thị trường vàng

Đầu năm 2005, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có những nét khởi sắc so với năm 2004, cụ thể doanh số giao dịch giữa các NHTM tăng khoảng 29%. Trong đó, doanh số giao dịch giao ngay tăng 30% các giao dịch kì hạn, hốn đổi tăng 15%. Doanh số giao dịch giữa ngân hàng với các khách hàng giảm khoảng 8% so với năm 2004.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tính đến cuối năm 2005, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã có 59 thành viên. Các ngân hàng thành viên tham gia thị trường một cách tích cực và chủ động, sử dụng ngày càng linh hoạt các nghiệp vụ phòng chống rủi ro trên thị trường như các giao dịch kì hạn, hốn đổi và đặc biệt là giao dịch quyền chọn ngoại tệ. Đặc biệt hơn một số NHTM đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn đối với đồng Việt Nam.

Trong năm 2005, nguồn ngoại tệ trên thị truờng khá dồi dào từ nguồn thu xuất khẩu, kiều hối. NHNN đã mua được một lượng ngoại tệ lớn tăng dự trữ ngoại hối, tạo thế chủ động cho NHNN nhằm phục vụ nhu cầu xăng dầu và các hàng hóa thiết yếu khác cũng như các yêu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài đã được NHNN đáp ứng kịp thời và đầy đủ.

Trong năm 2005 NHNN đã thực hiện điều hành tỷ giá (USD/VND) ổn định tương đối (tăng 0,86%), phù hợp với diễn biến kinh tế tiền tệ, không tạo nên những bất lợi cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Trên thực tế, việc điều hành tỷ giá gắn với quan hệ cung - cầu (do cung ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ); tỷ giá trên thị trường tự do và trên thị trường liên ngân hàng khơng có sự chênh lệch đáng kể, vị thế đối ngoại của đồng Việt Nam tiếp tục được duy trì khi đặt tương quan trong mối quan hệ với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như đồng Euro, Yên Nhật, bảng Anh...

Việc ổn định tỷ giá đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, tạo lòng tin của người dân với VND, tránh được sự dịch chuyển từ VND sang gửi ngoại tệ trong bối cảnh lạm phát cao. Đồng thời, tạo tâm lý thuận lợi, hướng nhìn nhận tốt về mơi trường đầu tư ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Sang năm 2006, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiếp tục phát triển khá mạnh với quy mô và doanh số giao dịch cao. Doanh số giao dịch giữa các ngân hàng tăng khoảng 45% so với năm 2005. Trong đó, doanh số giao dịch giao ngay tăng 42%, các giao dịch kì hạn, hốn đối tăng 71 %, qua đó cho thấy các ngân hàng đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn các nghiệp vụ giao dịch để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. Doanh số giao dịch giữa ngân hàng và các khách hàng tăng khoảng 26% so với năm 2005.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trong năm 2006, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã có 65 ngân hàng thành viên tham gia , tăng 6 thành viên so với năm 2005. Các ngân hàng thành viên tham gia thị trường một cách tích cực đã góp phần làm cho hoạt động trên thị trường thêm sơi động. Với vai trị can thiệp cuối cùng để ổn định thị trường, NHNN đã thực hiện mua, bán ngoại tệ với các NHTM một cách kịp thời để hỗ trợ vốn VND cũng như nhu cầu về ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ xuất khẩu và kiều hối tăng khá, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường trong năm 2006 tương đối dồi dào. NHNN đã mua được một lượng ngoại tệ lớn tăng dự trữ ngoại hối, tạo thế chủ động cho NHNN trong việc can thiệp thị trường và thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

Trong năm 2006, NHNN tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mơ, góp phần kiểm sốt lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. So với thời điểm đầu năm, tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đôla Mỹ tăng 1,38%, tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do cũng luôn tăng, giảm theo biến động của tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM trong năm cũng tăng mạnh theo mức độ tăng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như mức tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2007, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh về quy mô thị trường và doanh số giao dịch thị trường tăng cao. Doanh số giao dịch giữa các ngân hàng tăng khoảng 113% so với năm 2006, trong đó doanh số giao dịch giao ngay tăng 125%, doanh số giao dịch kì hạn và giao dịch hốn đối tăng 30%, các NHTM đã sử dụng nhiều các nghiệp vụ giao dịch để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có 65 ngân hàng thành viên tham gia. Nhiều ngân hàng tích cực tham gia đã tạo thêm sự sôi động của thị trường.

Năm 2007, với vai trò can thiệp cuối cùng để ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN đã thực hiện mua, bán ngoại tệ với các NHTM để hỗ trợ nhu cầu về VND cũng như nhu cầu về ngoại tệ một cách kịp thời để nhập khẩu các mặt hàng thiết

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

yếu và nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài. Khi cung cầu trên thị trường biến động ảnh hường đến trạng thái ngoại tệ của các NHTM, NHNN can thiệp bán ngoại tệ để cân bằng trạng thái, hạn chế rủi ro hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Nhờ nguồn cung cấp ngoại tệ trên thị trường trong năm 2007 tăng mạnh, NHNN đã mua được một khối lượng lớn ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối, tạo tiềm lực và thế chủ động cho NHNN trong việc can thiệp thị trường và thực hiện mục tiêu điều hành CSTT.

Năm 2007 chính sách tỷ giá của NHNN được điều hành một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường trước sức ép VND lên giá do cung ngoại tệ lớn hơn

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)