Nhóm giải pháp về gia tăng quy mơ dự trữ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 64)

3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời gian

3.2.1. Nhóm giải pháp về gia tăng quy mơ dự trữ

Việc tăng quy mô dự trữ ngoại hối là một việc hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng sẽ gặp phải rất nhiều thách thức theo tình hình kinh tế khó khăn như bây giờ. Để có thể làm được điều này cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.1.1. Cải thiện cán cân thương mại và kiểm soát cán cân vãng lai

Xuất nhập khẩu là thước đo quan trọng về mức độ mở cửa của nền kinh tế, đồng thời nó cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quy mơ dự trữ ngoại hối của quốc gia đó. Một quốc gia có cán cân thương mại càng thặng dư thì khả năng tích luỹ ngoại hối càng cao. Do vậy, cần có một cơ chế đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng quan hệ thương mại với nước ngoài, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế để qua đó thúc đẩy trao đổi thương mại với các quốc gia. Ðồng thời, NHNN cần thường xuyên kiểm soát được sự biến động của cán cân vãng lai làm cơ sở cho các quyết định dự trữ cũng như can thiệp trên thị trường.

3.2.1.2. Có các biện pháp thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua có sự gia tăng đáng kể, các tổ chức nước ngoài đã cam kết đầu tư vào Việt Nam với số tiền ngày càng cao, qua đó khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Nhưng trên thực tế, số vốn giải ngân trên số vốn cam kết vẫn ở mức thấp, nguồn vốn ODA giải ngân

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hàng năm chỉ đạt khoảng 50% cam kết. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hành lang pháp lý nhằm trước mắt tạo sự tin tưởng với các nhà đầu tư để giải ngân theo cam kết và sau đó tiếp tục thu hút thêm các nguồn vốn vào Việt Nam, góp phần mở rộng quy mô dự trữ ngoại hối.

3.2.1.3. Tăng cường thu hút ngoại tệ về NHNN

Ngoại tệ chảy vào nước ta xuất phát từ nhiều nguồn và hoạt động khác nhau, bao gồm kiều hối, ngoại tệ do cá nhân mang từ nước ngoài về, nguồn ngoại tệ do khách du lịch nước ngoài chi trả tại Việt Nam, tiền lương của người Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp nước ngồi. Trong đó, kiều hối là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất. Với chính sách tự do hố các giao dịch vãng lai, nguồn kiều hối chảy về nước liên tục gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, để khai thác tối đa nguồn ngoại tệ này, chúng ta cần tạo niềm tin cho kiều bào về sự ổn định kinh tế chính trị xã hội trong nước để họ yên tâm chuyển tiền về nước; Cơ quan hải quan cần kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn kiều hối lậu chảy về; NHNN khuyến khích các ngân hàng thương mại mua để tăng nguồn kiều hối thu hút vào ngân hàng và bán cho NHNN.

3.2.1.4. Thu hút tối đa lượng ngoại tệ từ người dân

Chính phủ cần phải ổn định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các ngoại tệ mạnh, và nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tín dụng, mở rộng thêm các tiện ích gắn với việc giao dịch bằng tiền VNĐ như dịch vụ thẻ, điểm thanh tốn, cho vay tiêu dùng. Do đó, Chính phủ cần có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài khi mang ngoại tệ vào Việt Nam; khuyến khích tăng tỉ lệ quy đổi sang VNĐ với số lượng USD lớn. Một trong những biện pháp có thể thực hiện là thu mua Đơ la có khuyến mãi. Thu hẹp tiến tới dần xóa sổ thị trường chợ đen và các hoạt động thanh tốn bằng Đơ la Mỹ trong nước. Chính phủ có thể xây dựng và cơng bố một pháp lệnh nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động sử dụng Đô la trong dân. Theo đó, nghiêm cấm các hình thức niêm yết giá và thanh toán bằng ngoại tệ, có hình thức xử phạt xác đáng với những trường hợp vi phạm. Nhà nước nên có sự chỉ đạo kịp thời đối với các tổ chức tín dụng để khắc phục tình trạng găm giữ ngoại tệ. Mặt khác, thời điểm này cần rà soát lượng ngoại tệ trong các tổ chức tín dụng để phịng ngừa trường hợp ngoại tệ chảy ra nước ngoài, nhất là hoạt động đánh bạc ở nước ngoài.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhà nước nên khẩn trương tác động, thực hiện kiên quyết việc các tập đồn và tổng cơng ty Nhà nước có cịn giữ USD trên tài khoản bán lại số USD này cho Ngân hàng để góp phần ổn định tỷ giá hiện nay là vấn đề cấp bách nhất, nếu có 50% số USD mà tập đồn và tổng cơng ty nhà nước có nguồn thu ngoại tệ chịu bán lại cho ngân hàng, theo ước tính, tổng lượng ngoại tệ mà các doanh nghiệp cịn giữ trên tài khoản vào khoảng 10,3 tỷ USD, thì cũng sẽ có khoảng 5 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu giảm được nổi khổ vì khát USD trong thanh tốn đồng thời cũng ổn định được vật giá đang leo thang theo tỷ giá.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)