Dòng vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 51)

(đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: oda.mpi.gov.vn

Có thể thấy rằng lượng vốn ODA đang trên chiều hướng giảm. Sau hơn 20 năm nhận viện trợ ODA từ năm 1993, hơn 80 tỷ USD đã được rót vào Việt Nam. Trong khoảng thời gian này Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định. Do đó, lượng vốn ODA giảm dần và thay vào đó là các nguồn vốn đầu tư song phương từ các quốc gia phát triển. Nói cách khác trong tương lai gần thì lượng vốn ODA sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tác động vào trữ lượng ngoại hối nước ta.

2.2.2.3. Chính sách dự trữ ngoại hối đối với thị trường ngoại tệ và thị trường vàng 8 7.9 7.4 7 5 0 2 4 6 8 10 2010 2011 2012 2013 2014 ODA ODA

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Chính sách lãi suất ngoại tệ

Giai đoạn này, lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được điều chỉnh theo các mức: Không kỳ hạn: 0.1%/năm; 3 tháng: 0,75%/năm; 6 tháng: 0,75%/năm; 12 tháng: 0,75%/ năm (mức này xê dịch tuỳ theo từng ngân hàng).

Ngày 6-2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 31.5, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,46% so với cuối năm 2012; huy động vốn tăng 6,59% so với cuối năm 2012 (trong đó huy động tiền đồng tăng 7,55%, ngoại tệ và vàng tăng 0,84%).Cũng theo NHNN, huy động tiền đồng từ khu vực dân cư tăng cao hơn so với tổ chức kinh tế. Tính đến 31.5, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 2,98%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái (5 tháng đầu năm 2012 là 0,56%), trong đó tín dụng bằng VND tăng 5,48% và tín dụng ngoại tệ giảm 8,41%. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn và xuất khẩu. Trong điều kiện huy động vốn tăng cao, theo NHNN, tín dụng khó mở rộng, hệ thống các tổ chức tín dụng đã tăng cường mua trái phiếu Chính phủ để đưa tiền ra nền kinh tế qua kênh ngân sách, đồng thời tăng lượng dự trữ ngoại hối thanh khoản.

Trong giai đoạn tiếp theo, NHNN cho biết sẽ điều hành tỷ giá và lãi suất theo hướng khuyến khích nắm giữ VND, hạn chế sự dịch chuyển sang USD; tăng trưởng tín dụng phấn đấu đạt tốc độ 12%.

Chính sách tỷ giá

Diễn biến tỷ giá diễn ra phức tạp trong năm 2010 bất chấp những lần tăng tỷ giá chính thức ở mức độ cao vào đầu năm và tháng 8, hàng loạt các biện pháp hành chính như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngồi của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa các sàn vàng và tăng lãi suất. Nguyên nhân là do:

(i) nhập siêu vẫn ở mức cao.

(ii) tín dụng ngoại tệ tăng mạnh để tránh lãi suất tiền đồng tăng cao khiến cầu ngoại tệ tăng cao khi các khoản vay ngoại tệ (thường là ngắn hạn) đến hạn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

(iii) biến động trên thị trường vàng, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao dẫn đến các hoạt động buôn lậu vàng và đầu cơ, gây sức ép lớn đến thị trường ngoại hối.

Trước những bất ổn kinh tế vĩ mô căng thẳng, tháng 2 năm 2011, Chính phủ ra Nghị quyết 11/NQ-CP với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, theo đó, NHNN đã điều chỉnh tiền VND ở mức cao nhất trong lịch sự (9.3%), đồng thời giảm biên độ xuống còn 1%. Tỷ giá đã ổn định trở lại, trong khi chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức đã giảm mạnh từ cuối tháng 4/2011, NHNN đã mua lại được lượng ngoại tệ lớn và gia tăng dự trữ ngoại hối (từ tháng 4 đến tháng 7/2011 đã mua vào được gần 7 tỷ USD).

Hình 2.6: Diễn biến tỷ giá 2012-2014

Nguồn: Báo cáo Kinh tế vi mô 2014

Tiếp nối diễn biến từ nửa cuối năm 2011, giai đoạn 2012-2013 chứng kiến sự ổn định của tỷ giá, cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ cố định ở mức 20.828 VND/USD trong suốt một thời gian dài (từ đầu năm 2012) trước khi được điều chỉnh nhẹ lên 21.036 VND/USD từ cuối tháng 6/2013, trong khi đó, biên độ giao dịch giữ nguyên ở mức 1% từ đầu tháng 2/2011. Tỷ giá chính thức giao dịch tại các ngân hàng thương mại khá ổn định và nhìn chung đều nằm trong biên độ cho phép. Tại nhiều thời điểm, tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thấp hơn khá nhiều so với biên độ cho phép, dù có vượt so với tỷ giá liên ngân hàng. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do hầu hết đều bám khá sát với diễn biến thị trường chính thức. Một điểm mới trong hai năm gần đây (2012,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2013) là NHNN đã chủ động hơn trong việc thông tin về định hướng điều hành tỷ giá, việc điều hành thanh khoản ngoại tệ cũng được lưu tâm hơn, thông qua các hoạt động của NHNN với vai trò là người mua/người bán cuối cùng trên thị trường và hạn chế trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (theo Thông tư 07/2012/TT- NHNN ngày 20/3/2012). Trên một phương diện khác, NHNN cũng đã nỗ lực bình ổn thị trường vàng, thực hiện nghiêm yêu cầu kết thúc tất toán hoạt động huy động vàng vào cuối tháng 6/2013. NHNN cũng đã sắp xếp lại thị trường vàng, trực tiếp tham gia với tư cách là đầu mối độc quyền nhập khẩu, độc quyền sản xuất vàng miếng và thực hiện cung ứng ra thị trường thông qua cơ chế đấu thầu. Tính từ ngày 28/3/2013 đến 31/12/2013, NHNN đã tổ chức 76 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.819.900 lượng trên tổng số 1.932.000 lượng chào thầu. Mặc dù hiệu quả của các biện pháp can thiệp thị trường vàng còn gây nhiều tranh cãi, nhưng đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động đầu tư, đầu cơ trên thị trường vàng giảm đáng kể so với giai đoạn trước.

Tuy nhiên, sự ổn định của tỷ giá trong giai đoạn 2012-2013 chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân quan trọng nhất là bối cảnh kinh tế khó khăn làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu và thâm hụt thương mại so với các năm trước đó, theo đó làm giảm nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Trong khi đó, nguồn cung ngoại tệ vẫn tương đối dồi dào với mức giải ngân đầu tư nước ngoài và kiều hối ổn định và kết quả là dự trữ ngoại hối gia tăng.

Hình 2.7: Cán cân thƣơng mại giai đoạn 2004-2013

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Như vậy, về bản chất, chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam xoay quanh chế độ neo tỷ giá theo USD. Trên nền tảng chính sách neo tỷ giá này, tỷ giá chính thức và biên độ dao động có sự thay đổi trong từng giai đoạn để phán ứng với những cú sốc. Cụ thể, biên độ tỷ giá rộng hơn trong các giai đoạn 1989-1991 (Việt Nam bước sang cơ chế thị trường), giai đoạn 1997-1999 (khủng hoảng tài chính châu Á), giai đoạn 2008-2009 (khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu thế giới). Tỷ giá chính thức cũng được điều chỉnh mạnh ở những thời điểm thị trường ngoại hối căng thẳng trong những năm gần đây (2009-2011).Tuy nhiên, ngay khi tác động của các cú sốc chấm dứt, chính sách tỷ giá lại quay trở về cơ chế tỷ giá neo cố định hoặc neo có điều chỉnh. Về mặt lý thuyết, cơ chế tỷ giá này có thể giảm được các chi phí giao dịch và rủi ro tỷ giá, phù hợp với những quốc gia nhỏ, thương mại quốc tế phụ thuộc vào một (một số) đối tác chính và chưa mở cửa hồn tồn thị trường tài chính. Tuy nhiên, cơ chế này dễ bị tổn thương khi xuất hiện hiện tượng đầu cơ và nền kinh tế phải đánh đổi giữa hội nhập tài chính và tính độc lập của chính sách tiền tệ (theo lý thuyết Bộ ba bất khả thi). Một điểm lưu ý nữa là sự tồn tại song song của thị trường tự do bên cạnh thị trường chính thức tại Việt Nam và có những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chính thức trong một số giai đoạn nhất định.

Về công cụ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc/tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trên tổng số dư tiền gửi các loại mà những ngân hàng phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTW. Và công cụ dự trữ bắt buộc đã trở thành một thành phần tất yếu trong điều hành chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia đến hiện nay.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Dự trữ bắt buộc được NHNN sử dụng rất linh hoạt trong khoảng thời gian 2007 – 2010 để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng q nóng và kiềm chế lạm phát. Trong đó, giai đoạn 2007 – 2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc điều chỉnh khá mạnh tay (từ 5% lên 10% và 11% đầu năm 2008), đồng thời các thời gian tiếp theo điều chỉnh giảm linh hoạt và thận trọng để phù hợp với các mục tiêu của chinh sách tiền tệ. Tuy nhiên, sau 2011, dự trữ bắt buộc trở nên dần lãng quên trong các công cụ sách tiền tệ. Nên chăng, NHNN cần xác định rõ hơn nữa vai trị quan trọng của cơng cụ dự trữ bắt buộc và khai thác một cách thận trọng để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ.

Chính sách kết hối

Những năm trở lại đây, trong điều kiện cung cầu ngoại tệ khơng cịn căng thẳng, tỉ giá USD/VND tương đối ổn định, Chính phủ đã từng bước giảm tỉ lệ kết hối đốivới các tổ chức kinh tế có thu ngoại tệ từ 80% xuống 50%, 40%, 30% và hiện nay là 0%. Việc giảm tỉ lệ kết hối xuống 0% là bước đi quan trọng trong chủ chương tự do hoá giao dịch vãng lai, phù hợp với thông lệ quốc tế. Giảm tỉ lệ kết hối xuống 0% không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng ngoại tệ của ngân hàng cho các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu. Bởi vì 2 năm gần đây, lãi suất USD giảm xuống rất thấp, các doanh nghiệp giữ USD trên tài khoản chỉ được hưởng lãi suất 1%/năm. Trong khi đó tỉ giá USD/ VND tương đối ổn định, lãi suất tiền gửi VND cao hơn USD.

Yếu tố trên cũng thúc đẩy các doanh nghiệp có ngoại tệ bán hết số ngoại tệ thu được cho ngân hàng để lấy VND. Khi đó các doanh nghiệp vừa có tiền để xoay vòng kinh doanh vừa được hưởng lợi từ lãi suất tiền gửi VND cao hơn. Có thể kết luận rằng: Nếu tỉ giá hợp lý thì khơng cần chính sách kết hối; việc mua bán ngoại tệ khơng cịn bị ràng buộc mà được tự do hoá, sẽ thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển mạnh mẽ và sơi động và qua đó NHNN có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối quốc gia.

2.2.3. Đánh giá chính sách dự trữ ngoại hối Việt Nam thời gian qua

2.2.3.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, chính sách dự trữ ngoại hối trong thời gian qua thực sự đem lại

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dự trữ ngoại hối của nước ta đã tăng một cách kỷ lục lên tới 36 tỷ USD vào năm 2014.

Thứ hai, từ cuối năm 2011 đến nay, tỷ giá đã cơ bản ổn định, tình trạng đơ la

hóa đã giảm mạnh, tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán giảm từ trên 30% trong những năm 1990 xuống 15,8% cuối năm 2011 và khoảng 12,3% cuối năm 2012, đến cuối tháng 8/2013 cịn khoảng 12%. Tín dụng bằng ngoại tệ cũng giảm mạnh phù hợp với chủ trương chuyển quan hệ huy động-cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua-bán bằng ngoại tệ, giảm sức ép tín dụng bằng ngoại tệ và rủi ro liên quan đến chênh lệch giữa các loại tiền của hệ thống ngân hàng. Nhờ tỷ giá ổn định, tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế giảm nên NHNN đã mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế quốc gia.

Thứ ba, thực hiện tốt cam kết tự do hóa tài khoản vãng lai, thực hiện quản lý

giao dịch ngoại hối trên tài khoản vãng lai bằng những giải pháp thị trường và theo pháp lệnh, xóa bỏ tình trạng cấp phép mua bán ngoại tệ, giao quyền kiểm tra thực hiện việc bán ngoại tệ cho các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ.

Thứ tƣ, lượng kiều hối tăng không ngừng trong hơn 10 năm qua, từ 1.3 tỉ

USD vào năm 2000 lên đến 12 tỉ USD vào năm 2014, ngoại trừ năm 2009 bị sút giảm 11.5% so với năm trước do cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới. Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tăng cường và ổn định dự trữ ngoại hối quốc gia.

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong chính sách dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn hiện nay

a. Hạn chế:

Hạn chế trong chính sách quản lý ngoại tệ:

Nguyên tắc tự do hóa vãng lai trong Pháp lệnh về ngoại hối 2005 đã đáp ứng một trong những cam kết quan trọng của IMF. Trong đó đảm bảo quyền của người cư trú và người không cư trú được tự do mua ngoại tệ tại các ngân hàng đê thanh tốn các khoản chi phí hợ lý cũng như các quyền được lưu trữ, mở tài khoản ngoại tệ và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để đảm bảo Việt Nam đồng được tự do chuyển đổi với các giao dịch vãng lai. Đây cũng là một con dao hai lưỡi vì việc sử dụng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ngoại tệ một cách tự do dẫn tới hiện tượng đơ la hóa. Ngồi ra, việc số lượng người nước ngoài đến làm việc hay du lịch tại Việt Nam tăng nhanh thời gian qua cũng là nhân tố dẫn tới đơ la hóa.

Hạn chế trong chính sách quản lý và trả nợ nƣớc ngồi

Thứ nhất, hoạt động quản lý nợ nước ngoài của Việt nam chưa có cơ quan cao nhất để tổng hợp tình hình vay và trả nợ nước ngoài mà phối hợp giữa ba cơ quan chủ yếu là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để hoạch định chiến lược và chính sách quản lý. Hai mảng quản lý lớn nhất là nợ Chính phủ và nợ doanh nghiệp được giao cho Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính quản lý riêng rẽ.

Thứ hai, chưa có chế độ trách nhiệm cụ thể đối với các cá nhân có nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động quản lý vay và trả nợ nước ngoài như người lập, phê duyệt, bảo lãnh... các khoản vay nợ nước ngồi mà chỉ có các quy định rất chung chung.

Thứ ba, tất cả những yếu kém này dẫn đến việc sử dụng các khoản vay còn chưa đạt yêu cầu: hiệu quả sử dụng vốn vay cho các dự án ở Việt Nam vẫn còn thấp, việc xét duyệt, thấm định dự án vay vốn còn hạn chế về thời gian, về trình độ chun mơn của cán bộ thấm định, việc bố trí vốn đối úng cịn chậm so với tiến độ thực hiện dự án.

Hạn chế về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng

Trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối nhất là ở cấp cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)