Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)

3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời gian

3.2.4. Nhóm giải pháp khác

3.2.4.1. Hạn chế tình trạng đơla hóa một cách triệt để hơn

Để hạn chế những nguyên nhân gây nên tình trạng đơla hóa và làm giảm khả năng chuyển đổi của VND, NHNN cần phải thực thi đồng thời các biện pháp sau:

 Thiết lập hệ thống luật có chế tài phạt nặng việc thực hiện niêm yết và thanh toán bằng ngoại tệ ở trong nước. Để chế tài trên có hiệu quả phải có sự phối hợp với cơ quan chức năng để tăng cường kiểm tra kiểm soát việc thực hiện pháp lệnh ngoại hối, triệt để kiên quyết thực hiện trong nước chỉ được thanh toán bằng Việt Nam đồng.

 NHNN nên xây dựng lộ trình hạn chế cho phép cá nhân mở tài khoản tiết kiệm ngoại tệ mà không xuất trình nguồn gốc hợp pháp của ngoại tệ. Để tập trung

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nguồn ngoại tệ còn trơi nổi bên ngồi hệ thống ngân hàng, cũng như để thu hút nguồn kiều hối, tạm thời trong giai đoạn này, chúng ta vẫn duy trì cho phép cá nhân được mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép, nếu nguồn ngoại tệ này có nguồn gốc hợp pháp.

Theo quy định, các tổ chức kinh tế khi nhập ngoại tệ vào tài khoản phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của nguồn ngoại tệ đó, nhưng cá nhân thì lại khơng bị yêu cầu. Đây chính là kẻ hở trong quản lý ngoại hối gây ra nhiều hệ lụy như: các tổ chức kinh tế giữ ngoại tệ trên tài khoản tiết kiệm cá nhân, khoản tiền này có thể xuất phát từ những thu nhập bất hợp pháp hoặc của tội phạm. Tuy nhiên, do pháp lệnh ngoại hối cho phép người dân có quyền giữ, gửi tiết kiệm và bán ngoại tệ cho ngân hàng nên trong ngắn hạn chưa thể chấm dứt việc cá nhân gửi tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng trong trung hạn, dài hạn sẽ tiến tới xóa bỏ việc này.

Hạn chế việc rút ngoại tệ mặt sẽ giải quyết được vấn đề căng thẳng về cung cầu ngoại tệ và sử dụng có hiệu quả lượng ngoại tệ trong nền kinh tế. Bên cạnh đó việc hạn chế nắm giữ tiền mặt đôla Mỹ sẽ cắt đứt công cụ tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và TTKCT.

 Trong những thời điểm quan trọng có thể thi hành biện pháp hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, chỉ cho doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ vay, nhằm giảm bớt sự căng thẳng về cung cầu ngoại tệ. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hành chính chỉ được áp dụng như một giải pháp tình thế, trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường thì việc chọn vay ngoại tệ hay nội tệ tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn phương án vay nào khả thi hơn khi so sánh giữa lãi suất của hai đồng tiền và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh kỳ hạn. Đối với các cá nhân vay vốn nước ngoài cho phép cá nhân được nhận tiền vay bằng ngoại tệ trên tài khoản mở tại ngân hàng nhưng chỉ được rút VND để thực hiện việc đầu tư, kinh doanh.

3.2.4.2. Nâng cao tính chuyển đổi của VND

Điều 3 Pháp lệnh ngoại hối có ghi rõ: “Thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam”, nhưng cho đến nay tính chuyển đổi của VND vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ và phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. có lộ trình, bởi vì điều này khơng phải muốn là được như Trung Quốc có

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dự trữ ngoại hối lớn nhất, là nền kinh tế vươn lên thứ hai thế giới nhưng CNYvẫn chưa phải là đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao.

Để nâng cao tính chuyển đổi của VND cần phải tiến hành từng bước theo lộ trình:

Thứ nhất, thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của VND cho những giao dịch

trên tài khoản vãng lai, về mặt lý thuyết Việt Nam đã tự do hóa tài khoản vãng lai, bằng pháp lệnh ngoại hối nhưng thực tế, có những giao dịch hợp pháp, được phép thanh toán nhưng khơng mua được ngoại tệ vì ngân hàng khơng đủ ngoại tệ để cung cấp cho nhu cầu chính đáng của người dân, của doanh nghiệp.

Thứ hai, xây dựng cơ chế từng bước đưa VND tham gia vào thanh toán xuất

nhập khẩu.Theo ý kiến của ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) nói: “Ở một mức độ nào đó, việc chuyển đổi đồng tiền bản địa trong thanh toán quốc tế ở thời điểm hiện nay có thể làm được”. Theo ơng, năm 2010, kim ngạch nhập khẩu cả nước là 84 tỷ USD, nếu 10% trong số này (8,4 tỷ USD) được thanh tốn cho đối tác bằng VND thì áp lực tỷ giá sẽ giảm đi rất nhiều.

Thứ ba, từng bước thực hiện tính chuyển đổi của VND đối với các giao dịch

trên tài khoản vốn thông qua việc cho phép sử dụng VND trong quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.

Các biện pháp trên chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở:

- Phát triển nền kinh tế bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị VND, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện cán cân thanh toán.

- Nâng cao dự trữ ngoại tệ là điều kiện đảm bảo thực hiện tính chuyển đổi của VND.

- Nâng cao chất lượng dich vụ của hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhanh chóng việc chuyển đổi đồng tiền phục vụ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân và tổ chức kinh tế.

- Nâng cao năng lực kinh doanh đàm phán ký kết hợp đồng của những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm dành quyền lựa chọn VND trong thanh tốn.

Như vậy, có thể thấy rằng việc nâng cao tính chuyển đổi VND là vấn đề có tầm vĩ mơ địi hỏi sự phát triển của nền kinh tế và sự hoàn thiện của hệ thống tài chính.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) giải pháp hoàn thiện chính sách dự trữ ngoại hối ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)