5. Kết cấu bài khóa luận
1.4. Một số cơng trình nghiên cứu đã cơng bố
1.4.1. Nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nga (2005) trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích chiến lược xuất khẩu nông sản thời đổi mới và kinh nghiệm của một số nước đi trước đã đề xuất phương hướng và các giải pháp để hồn thiện chiến lược xuất khẩu nơng sản Việt Nam đến năm 2010. Qua đó, tác giả đã chỉ ra những tồn tại trong cơ cấu tổ chức ngành, chính sách đầu tư, nghiên cứu thị trường, môi trường cơng nghệ và từ đó đề xuất định hướng và giải pháp cho từng vấn đề còn tồn tại.
Với phương pháp luận tương tự, Vương Thị Quỳnh Trang (2008) nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến chính sách xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của Việt Nam. Tác giả phân tích thực trạng về thuế quan, phi thuế, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu, cũng như thực trạng về chính sách của một số nông sản chủ yếu như gạo, cà phê, chè,...Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp cho những thực trạng nêu trên.
Nghiên cứu của Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) sử dụng mơ hình lực hấp dẫn với số liệu của Tổng cục Hải quan giai đoạn 1998 đến 2005 để phân tích mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3. Bài viết chỉ ra rằng những nhân tố như GDP, GDP bình quân đầu người, hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia có ảnh hưởng tới mức độ tập trung thương mại Việt Nam.
Hà Thị Huyền Ngọc (2009) nghiên cứu về những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời khủng hoảng kinh tế, dựa trên phương pháp hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp so sánh. Tác giả đã nêu ra một số hạn chế còn tồn tại của xuất khẩu nông sản Việt như thị phần bé, quy cách phẩm chất chưa ổn định, hệ thống bảo quản còn lạc hậu và chi phí đầu tư ban đầu lớn. Những biện pháp ngắn
hạn như đa dạng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cũng như biện pháp mang tính dài hạn như tăng cường liên kết giữa các bộ ngành chính là những đề xuất rút ra của tác giả.
Cơng trình của nhóm tác giả Đinh Thị Thanh Bình, Nguyễn Việt Dương và Hoàng Mạnh Cường (2011) áp dụng mơ hình trọng lực để phân tích kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và 60 quốc gia trong giai đoạn năm 2000 – 2010. Nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố như quy mô kinh tế Việt Nam và đối tác, khoảng cách và văn hóa có ảnh hưởng lớn tới trao đổi thương mại giữa các bên. Nhóm tác giả cũng chỉ ra thị trường Châu Phi và Tây Á rất có tiềm năng cho những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Nhóm tác giả Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung và Lê Thị Thanh Xuân (2015) cũng sử dụng mơ hình trọng lực để phân tích tác động của hoạt động hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tới luồng thương mại hàng hóa và dịch vụ Việt Nam. Kết quả cho thấy việc tham gia AEC có tác động tích cực tới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu của Việt Nam. Qua đó, bài viết cũng chỉ ra rằng hội nhập kinh tế với Hàn Quốc cho ra kết quả tích cực trong khi các hiệp định thương mại tự do như ASEAN – Australia – New Zealand và ASEAN – Nhật Bản chưa có ảnh hưởng rõ nét tới thương mại Việt Nam.
Tác giả Ngô Thị Mỹ (2016) nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nơng sản nói chung và một số nông sản chủ lực của Việt Nam. Luận án sử dụng hai mơ hình để phân tích là mơ hình thị phần khơng đổi và mơ hình trọng lực, ngồi ra cịn một số chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu được dùng. Kết quả hồi quy bởi ba phương pháp mơ hình dữ liệu bảng là OLS, FEM và REM cho thấy những nhân tố như quy mô nền kinh tế, dân số, diện tích đất nơng nghiệp, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, tỉ giá hối đoái, độ mở nền kinh tế, tham gia WTO và APEC đều có ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Từ bối cảnh phân tích nền kinh tế thế giới cũng như những chủ trương của nhà nước Việt Nam, tác giả đã đề xuất 11 giải pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam đến năm 2020.