5. Kết cấu bài khóa luận
1.4. Một số cơng trình nghiên cứu đã cơng bố
1.4.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu của tác giả Sevela (2002) tập trung vào việc áp dụng mơ hình trọng lực để giải thích về kim ngạch xuất khẩu nông sản của Cộng hòa Séc. Hàm mũ của các biến giải thích thích hợp được sử dụng để mơ tả các dịng thương mại song phương. Tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người và khoảng cách địa lý giữa các thủ đơ có ý nghĩa thống kê. Từ phân tích hồi quy, rõ ràng là có mối tương quan dương giữa kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng 0 - Thực phẩm và động vật sống (SITC, rev.3) và tổng thu nhập quốc dân. Ngược lại, mối tương quan tiêu cực tồn tại giữa khối lượng xuất khẩu nông sản với tổng thu nhập quốc dân theo đầu người và khoảng cách địa lý. Mơ hình được xây dựng có ý nghĩa ở mức 5% và giải thích hơn 75% biến số biến động phụ thuộc.
Tác giả Thai Tri Do (2006) nghiên cứu quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và 23 nước EU thơng qua mơ hình trọng lực trong giai đoạn năm 1993 – 2004. Ước lượng chỉ ra rằng quy mô nền kinh tế, quy mô thị trường, tỉ giá hối đoái thực tế của Việt Nam với 23 quốc gia đối tác có ảnh hưởng quan trọng tới luồng thương mại đôi bên. Tuy nhiên, yếu tố về khoảng cách địa lý và lịch sử lại khơng có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê tới kim ngạch thương mại.
Cơng trình của nhóm tác giả Rault và cộng sự (2007) nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới luồng thương mại giữa các quốc gia Đông Âu và những nước OECD trong giai đoạn 18 năm kể từ 1989. Mơ hình trọng lực được chạy bởi các phương pháp OLS, FEM, REM, HT và FEVD đều chỉ ra rằng những nhân tố như GDP, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, tỉ giá hối đoái thực tế, hiệp định khu vực và thành viên của cộng đồng Pháp ngữ đều có ảnh hưởng sâu sắc tới luồng thương mại các bên.
Nghiên cứu của Erdem và Nazlioglu (2008) phân tích các yếu tố quyết định của KNXK nông sản Thổ Nhĩ Kỳ sang Liên minh châu Âu (EU), bằng cách ước lượng mơ hình trọng lực trong giai đoạn 1996 – 2004. Nghiên cứu chỉ ra rằng KNXK nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ sang EU có tương quan dương với quy mô kinh tế, dân nhập cư, dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở EU, mơi trường khí hậu phi Địa Trung Hải và Hiệp định Liên minh Hải quan EU – Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó kim ngạch có tương quan tiêu cực với đất canh tác nông nghiệp của các nước EU và khoảng cách địa lý giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước EU.
Tác giả Chuanmin Shuai (2010) tiếp cận vấn đề phân tích tiềm năng của thương mại nông sản giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ dưới góc nhìn của mơ hình trọng lực. Nghiên cứu chỉ ra ba kết luận: (a) sự lên ngôi của Trung Quốc mang lại cơ hội cho hàng hóa nơng sản của cả hai quốc gia, nhưng Hoa Kỳ sẽ được lợi ích thương mại song phương lớn hơn là Trung Quốc; (b) nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản Trung Quốc và Mỹ là khác nhau, tương phản với trình độ phát triển kinh tế và công nghiệp; và (c) Trung Quốc và Hoa Kỳ có những lợi thế khác nhau cho xuất khẩu nông sản ở một số vùng riêng biệt. Dựa trên đó, nghiên cứu đã đưa ra một vài đề xuất nhằm cải thiện kim ngạch thương mại song phương.
Trong bài nghiên cứu của Assem Abu Hatab, Eirik Romstad và Xuexi Huo (2010), cách tiếp cận mơ hình trọng lực đã được sử dụng để phân tích các yếu tố chính tác động đến xuất khẩu nông nghiệp của Ai Cập tới các đối tác thương mại chính của nước này trong giai đoạn 1994 – 2008. Phát hiện của nhóm tác giả cho thấy rằng một phần trăm GDP của Ai Cập tăng khoảng 5,42% kim ngạch hàng xuất khẩu nông nghiệp của Ai Cập. Ngược lại, sự gia tăng GDP của Ai Cập trên đầu người khiến cho xuất khẩu giảm, do sự tăng trưởng kinh tế, bên cạnh việc gia tăng dân số, làm tăng nhu cầu bình quân đầu người đối với tất cả các hàng hố thơng thường. Do đó, tăng trưởng trong nước dẫn đến giảm xuất khẩu. Sự biến động của tỷ giá hối đối có một hệ số tích cực, cho thấy sụt giá của đồng bảng Anh so với đồng tiền của các đối tác kích thích xuất khẩu nơng nghiệp. Chi phí vận chuyển, được xác định bởi khoảng cách, được tìm thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu nông nghiệp. Những kết quả này rất quan trọng cho việc xây dựng chính sách thương mại để thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp của Ai Cập vào thị trường thế giới.
Thapa (2012) đo lường mức độ thương mại của Nepal với 10 quốc gia đối tác. Sử dụng mơ hình mơ hình trọng lực, tác giả đã chỉ ra những nhân tố như tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập quốc dân đầu người và khoảng cách địa lý đều có ảnh hưởng tới tổng kim ngạch thương mại của Nepal. Bài viết cũng chỉ ra những quốc gia mà Nepal khơng cịn hưởng lợi thế thương mại khi mở rộng quy mô thị trường tại đó, bao gồm có Ấn Độ và Trung Quốc.