Mô tả dữ liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản việt nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực (Trang 64 - 67)

5. Kết cấu bài khóa luận

3.2. Áp dụng mơ hình trọng lực để lượng hóa những tác động của các nhân

3.2.2. Mô tả dữ liệu

Vì tính thiếu sót và không đồng bộ của dữ liệu trên các nguồn như mơ hình WITS, UN Comtrade,…nên dữ liệu mơ hình của nghiên cứu này trở nên bất cân đối (unbalanced).

3.2.2.1. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc trong mơ hình kinh tế lượng của tác giả nghiên cứu này là giá trị KNXK nông sản Việt Nam (EXPijt) với 152 đối tác thường xuyên có quan hệ thương mại với Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2015, được tính theo đơn vị nghìn

đơ la Mỹ (USD).

Số liệu được thu thập từ mơ hình WITS trên cơ sở dữ liệu của UN Comtrade, tiêu chí chọn là nhóm hàng nơng sản (SITC 0+1+2-27-28+4) theo SITC Rev.3, thời gian từ 2001 – 2015.

3.2.2.2. Biến độc lập

Tích số của GDP Việt Nam với GDP quốc gia nhập khẩu (GDPitGDPjt)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong nghiên cứu này là tổng giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất cư trú trong lãnh thổ quốc gia cộng với thuế sản phẩm, và trừ đi các khoản trợ cấp khơng có trong giá trị của sản phẩm. Nó được tính tốn mà khơng có khấu trừ khấu hao tài sản cố định hoặc tình trạng suy thối tài nguyên

thiên nhiên. Dữ liệu được tính bằng đồng đơ la Mỹ (USD) theo giá trị hiện hành –

quy đổi từ đơn vị tiền tệ của quốc gia đang xét, dựa trên tỉ giá hối đối chính thức vào năm tương ứng.

Số liệu được thu thập từ World Bank tại http://databank.worldbank.org/, trên cơ sở dữ liệu World Development Indicators, tiêu chí GDP (Current US$) cho 152 quốc gia, giai đoạn 2001 – 2015. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành lấy tích số giữa GDP Việt Nam và GDP nước nhập khẩu trong cùng năm t.

Tổng dân số dựa trên định nghĩa thực tế của “dân số”, tính tất cả các cư dân bất kể tình trạng pháp lý hoặc quốc tịch. Các giá trị được hiển thị là con số ước tính vào giữa năm, đơn vị là người.

Số liệu được thu thập từ World Bank tại http://databank.worldbank.org/, trên cơ sở dữ liệu World Development Indicators, tiêu chí Population, total cho 152 quốc gia, giai đoạn 2001 – 2015. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành lấy tích số giữa tổng dân số Việt Nam và dân số nước nhập khẩu trong cùng năm t.

Tích số của diện tích đất nơng nghiệp Việt Nam với của nước nhập khẩu

(LANitLANjt)

Đất nông nghiệp đề cập đến tỷ lệ diện tích đất canh tác cho các loại cây trồng thường xuyên và dưới những đồng cỏ “vĩnh viễn”. Đất trồng trọt được FAO định nghĩa là đất nông nghiệp tạm thời, các đồng cỏ tạm thời để canh tác hoặc làm cỏ, đất trồng rau ở chợ hoặc trong nhà bếp và đất tạm hoang. Đất bị bỏ rơi do chuyển đổi canh tác bị loại trừ. Đất trồng cây lâu năm là đất trồng dùng để trồng cây lâu năm và không cần trồng lại sau mỗi vụ thu hoạch, chẳng hạn như ca cao, cà phê và cao su. Loại này bao gồm đất trồng cây bụi, cây ăn quả, cây óc chó và cây nho nhưng khơng bao gồm đất trồng cây hoặc gỗ. Đồng cỏ “vĩnh viễn” là đất sử dụng trong 5 năm hoặc nhiều năm để cung cấp thức ăn cho gia súc, bao gồm cả cây trồng tự nhiên và cây trồng nông nghiệp. Đơn vị được sử dụng để tính diện tích là kilơmét

vng (km2).

Số liệu được thu thập từ World Bank tại http://databank.worldbank.org/, trên cơ sở dữ liệu World Development Indicators, tiêu chí Agricultural land (sq. km) cho 152 quốc gia, giai đoạn 2001 – 2015. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành lấy tích số diện tích đất nơng nghiệp Việt Nam với diện tích đất nơng nghiệp nước nhập khẩu trong cùng năm t.

Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu (DISij)

Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu là khoảng cách tính theo đường chim bay từ trung điểm của Việt Nam tới trung điểm của quốc gia đối tác, đơn vị tính theo kilơmét.

Số liệu được lấy từ trang web http://www.distancefromto.net/.

Khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và quốc gia đối tác là giá trị tuyệt đối của

hiệu GDP bình quân đầu người của Việt Nam và nước nhập khẩu, đơn vị USD.

Trong đó, GDP bình qn đầu người của một nước là con số kết quả của tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số của quốc gia đó, theo đúng tiêu chí của các biến GDP và tổng dân số được trình bày ở phần trên.

Số liệu về GDP bình quân đầu người được lấy từ World Bank tại

http://databank.worldbank.org/, trên cơ sở dữ liệu World Development Indicators,

tiêu chí GDP per capita (current US$) cho 152 quốc gia, giai đoạn 2001 – 2015. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành lấy giá trị tuyệt đối của hiệu GDP bình quân đầu người của Việt Nam với nước nhập khẩu trong năm t.

Tỉ giá hối đoái thực tế của Việt Nam đồng với đồng tiền của quốc gia nhập khẩu (RERijt)

Vì khơng có dữ liệu về tỉ giá hối đoái thực tế (RER), nên RER được tính tốn dựa trên cơng thức (1.5), trong đó Việt Nam đồng giữ vai trò đồng tiền định giá, ngoại tệ là đồng tiền yết giá.

Các số liệu về tỉ giá hối đoái danh nghĩa, chỉ số giá tiêu dùng (mức giá) của

Việt Nam và quốc gia đối tác được lấy từ World Bank tại

http://databank.worldbank.org/, trên cơ sở dữ liệu World Development Indicators,

giai đoạn 2001 – 2015.

Chỉ số tự do thương mại (TFIjt)

Tự do thương mại được đánh giá bởi mức độ của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan lên hàng hóa xuất nhập khẩu của một quốc gia. Chỉ số tự do thương mại (TFI) được tổ chức The Heritage đưa ra nhằm lượng hóa ảnh hưởng của hai hàng rào trên, thể hiện bằng công thức:

TFIi = 100(Tariffmax–Tariffi)/(Tariffmax–Tariffmin) – NTBi

(3.3)

Trong đó:

TFIi: chỉ số tự do thương mại của quốc gia i;

Tariffmax và Tariffmin: mức trần và mức sàn thuế suất (%); Tariffi: thuế suất trung bình có trọng số của quốc gia i;

NTBi: mức độ của các rào cản phi thuế quan áp dụng bởi quốc gia i lên hàng

hóa nhập khẩu. Nó có thể nhận những mức điểm 5, 10, 15, 20 phụ thuộc vào những điều kiện sau:

 20 – NTB được sử dụng rộng rãi trên nhiều hàng hoá và dịch vụ để ngăn

cản luồng thương mại quốc tế với mức độ đáng kể;

 15 – NTB được phổ biến rộng rãi trên nhiều hàng hoá và dịch vụ nhằm cản

trở đa số hoạt động thương mại quốc tế với mức độ tiềm năng;

 10 – NTB được sử dụng để bảo vệ một số hàng hoá và dịch vụ nhất định, có

tác động đến hoạt động thương mại quốc tế;

 5 – NTB là không phổ biến, bảo vệ ít hàng hố và dịch vụ, có tác động rất

hạn chế đối với thương mại quốc tế;

 0 – NTB không được sử dụng để hạn chế thương mại quốc tế.

Dữ liệu về TFI được lấy từ website http://www.heritage.org/index/explore,

giai đoạn 2001 – 2015.

Thuế suất nhập khẩu nông sản (Tijt)

Đây là thuế suất trung bình có trọng số của quốc gia j đánh vào mặt hàng nông

sản xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc gia đó vào năm t, đơn vị %.

Dữ liệu về thuế suất nhập khẩu nông sản được thu thập và tổng hợp từ mơ hình WITS, dựa trên cơ sở dữ liệu TRAINS, tổng hợp thuế suất trung bình có trọng số (weighted average) của 152 quốc gia áp lên hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015.

Hiệp định thương mại tự do (FTAijt)

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu giữa Việt Nam và đối tác có FTA có giá trị hiệu lực vào năm t, ngược lại nhận giá trị 0. Dữ liệu về biến giả FTA được tổng hợp từ website http://www.trungtamwto.vn/fta/.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản việt nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)