Một số kết luận rút ra từ những cơng trình đi trước

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản việt nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực (Trang 29 - 34)

5. Kết cấu bài khóa luận

1.4. Một số cơng trình nghiên cứu đã cơng bố

1.4.3. Một số kết luận rút ra từ những cơng trình đi trước

Dưới đây là tóm tắt kết quả ảnh hưởng của một số nhân tố chính tới KNXK của các cơng trình nghiên cứu được liệt kê trong phần 1.4.1 và 1.4.2:

Bảng 1.1. Tóm tắt những nhân tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu từ những nghiên cứu trước đây

Nhân tố Ảnh hưởng tới kim

ngạch xuất khẩu Cơng trình cơng bố

Quy mơ kinh tế nước

xuất khẩu +

Từ Thúy Anh (2008), Thai Tri Do (2006), Erdem

(2008), Ngô Thị Mỹ (2016), Rault (2007), Đinh

Thị Thanh Bình (2011), Thapa (2012), Assem Abu

Hatab (2010), Sevela (2002)

Quy mô kinh tế nước

nhập khẩu +

Từ Thúy Anh (2008), Thai Tri Do (2006), Erdem

(2008), Ngô Thị Mỹ (2016), Rault (2007), Đinh

Thị Thanh Bình (2011), Thapa (2012), Assem Abu

Hatab (2010), Sevela (2002)

Dân số nước xuất khẩu +

Thai Tri Do (2006), Erdem (2008), Ngô Thị Mỹ

(2016)

Dân số nước nhập khẩu +

Thai Tri Do (2006), Erdem (2008), Ngô Thị Mỹ (2016), Đinh Thị Thanh

Diện tích đất nơng

nghiệp nước xuất khẩu -

Erdem (2008), Ngơ Thị Mỹ (2016) Diện tích đất nơng

nghiệp nước nhập khẩu -

Erdem (2008), Ngô Thị Mỹ (2016) Khoảng cách địa lý - Từ Thúy Anh (2008), Erdem (2008), Ngô Thị Mỹ (2016), Rault (2007), Đinh Thị Thanh Bình (2011), Thapa (2012), Assem Abu Hatab (2010)

Khoảng cách kinh tế +

Từ Thúy Anh (2008), Ngô Thị Mỹ (2016), Rault

(2007)

Tỉ giá hối đoái (xuống

giá đồng nội tệ) +

Từ Thúy Anh (2008), Thai Tri Do (2006), Ngô Thị Mỹ (2016), Rault (2007),

Đinh Thị Thanh Bình (2011)

Lịch sử Khơng có ý nghĩa thống kê Thai Tri Do (2006)

Độ mở nền kinh tế + Ngô Thị Mỹ (2016)

WTO + Ngô Thị Mỹ (2016)

APEC + Ngô Thị Mỹ (2016)

Hiệp định khu vực + Rault (2007)

Khoảng cách văn hóa + Đinh Thị Thanh Bình

(2011)

Chung biên giới + Assem Abu Hatab (2010)

Chung ngôn ngữ + Assem Abu Hatab (2010)

Chú thích: (+) nếu ảnh hưởng cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu, (-) nếu ảnh hưởng ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu.

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

 Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản, và mơ hình trọng lực là phương pháp được áp dụng phổ biến. Các nghiên cứu nhìn chung đã chỉ ra được những nhân tố chính ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của quốc gia và mức độ ảnh hưởng của chúng. Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình mới chỉ dừng ở bước tìm ra ảnh hưởng chứ chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể nào để thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu từ mơ hình của họ.

 Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề xuất khẩu

nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ định tính, tức là chỉ nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp, so sánh, phân tích và đưa ra kết luận chứ khơng dựa trên mơ hình định lượng nào. Chỉ có một vài nghiên cứu hiếm hoi như của tác giả Ngơ Thị Mỹ (2016) là áp dụng mơ hình trọng lực để phân tích kim ngạch thương mại nông sản của Việt Nam với các đối tác.

 Với những nghiên cứu áp dụng mơ hình trọng lực, những biến thường

xuyên được sử dụng là GDP, dân số, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, tỷ giá hối đoái, các biến giả về hiệp định thương mại,...nhưng điều ngạc nhiên là những biến liên quan tới các rào cản thương mại như là thuế quan hay là rào cản phi thuế thường không được kể tới. Đặc biệt khi nông sản là mặt hàng rất nhạy cảm và chịu nhiều ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan, và phi thuế quan hóa cũng chính là xu hướng chủ đạo trong chính sách thương mại của các quốc gia hiện nay.

Ngoài ra, các phương pháp ước lượng mà các tác giả hay dùng là hồi quy dữ liệu bảng OLS, FEM và REM. Dạng hàm mà các nghiên cứu thường hay dùng có dạng:

ln(Fij) = A + 𝜷𝟏ln(𝑮𝑫𝑷𝒊) + 𝜷𝟐ln(𝑮𝑫𝑷𝒋) + 𝜷𝟑ln(DIS) +...+ uij (1.6)

Theo Silva và Tenreyro (2006), cách tiếp cận trên có hai vấn đề. Thứ nhất, trong dữ liệu về thương mại quốc tế, việc có những “dữ liệu trống” là điều thường xuyên xảy ra, nhất là khi nghiên cứu trên phạm vi đa quốc gia. Kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia có thể bị gán giá trị “0”, điều đó có thể là những quốc gia đó khơng có quan hệ thương mại hoặc là do độ trễ của việc thống kê. Những mơ hình hồi quy kiểu log – log như OLS sẽ là không phù hợp do không tồn tại giá trị ln(Fij) khi Fij bằng 0, vì vậy sẽ dẫn tới việc bỏ sót dữ liệu trong mơ hình. Ngồi ra, những khuyết tật như phương sai sai số thay đổi là khá thường xuyên xảy ra, khiến cho

ước lượng OLS khơng cịn đáng tin cậy. Do đó, Silva và Tenreyro (2006) đề xuất

giải pháp để giải quyết hai vấn đề trên bằng cách sử dụng phương pháp Poisson

pseudo-maximum likelihood (PPML).

Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sẽ khắc phục những tồn tại của những nghiên cứu trên, bằng cách bổ sung thêm biến chỉ số tự do thương mại (TFI) và thuế

quan nông sản từ mơ hình WITS nhằm lượng hóa ảnh hưởng của rào cản phi thuế

và thuế quan vào mơ hình. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy PPML

song song với các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (OLS, FEM và REM) để cho ra được những kết quả ước lượng hiệu quả. Từ những ước lượng đó, người viết khóa luận này sẽ tập trung phân tích để đưa ra những giải pháp phù hợp.

Tóm tắt chương 1

Tác giả đã cung cấp ở chương 1 những lý thuyết cơ bản nhất liên quan tới đề tài nghiên cứu như là lý thuyết về nông sản, xuất khẩu nông sản, các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản và một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích những nghiên cứu đi trước, tác giả đưa ra những đề xuất về hướng đi của mình nhằm giải quyết được những vấn đề đã đặt ra.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản việt nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)