5. Kết cấu bài khóa luận
2.2. Cơ hội và thách thức đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản Việt
2009.
Kim ngạch mặt hàng gạo và cao su nhìn chung có xu hướng xuống dốc trong giai đoạn 2001 – 2015 (đồ thị 2.9). Theo tính tốn của tác giả dựa trên mơ hình WITS trên cơ sở dữ liệu UN Comtrade (2017), tốc độ tăng trưởng KNXK mặt hàng gạo thường xuyên là con số âm và có những biến động rất thất thường, phụ thuộc lớn vào giá gạo và tình hình kinh tế thế giới. Cũng theo mơ hình WITS (2017), cao su thiên nhiên kể từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2009 thì mặt hàng này liên tiếp chứng kiến sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng KNXK.
2.2. Cơ hội và thách thức đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nơng sản Việt Nam Nam
Tiến trình khu vực và tồn cầu hóa, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có ảnh hưởng sâu sắc tới các chính sách và tình hình kinh tế tồn thế giới vào những thập kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ 21. Tác động của nó bao trùm trên mọi mặt, mọi lĩnh vực của nền kinh tế và nông nghiệp không phải là ngoại lệ. Do đó, q trình này sẽ mang lại cho nông nghiệp Việt Nam những cơ hội “trời cho”, nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn khó giải quyết do nông nghiệp là một ngành kinh tế rất nhạy cảm nên được chính phủ của các quốc gia quan tâm chú ý.
Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu
Một trong những lợi thế mà quốc gia sẽ được hưởng khi tham gia thương mại quốc tế chính là lợi thế theo quy mô. Rõ ràng khi trao đổi thương mại với tồn cầu thì thị trường tiêu thụ không cịn bị bó hẹp ở phạm vi quốc gia nữa mà mở rộng ra toàn thế giới. Việt Nam tính đến tháng 04/2017 đã ký kết 11 hiệp định thương mại tự do (Trung tâm WTO, 2017) và rất nhiều những bản ghi nhớ, hợp tác thương mại với các quốc gia trên toàn thế giới. Do vậy, đây chính là cơ hội tốt cho Việt Nam nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường, bớt phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất khẩu nào đó nhằm đảm bảo sự hài hòa của cơ cấu thị trường KNXK nông sản.
Thu hút vốn đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông
sản
Xuất khẩu nông sản sẽ giúp giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho khu vực nông nghiệp Việt Nam. Từ đó quy mơ sản xuất được mở rộng, tạo nên sản lượng, năng suất cao và biến nông nghiệp trở thành ngành kinh tế thu được nhiều lợi nhuận. Do đó, nhiều nhà đầu tư từ trong nước lẫn nước ngoài sẽ dồn vốn và của cải để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Những ảnh hưởng của các tác động này có tính bổ sung lẫn nhau, và do đó khiến KNXK nơng sản được cải thiện.
Tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ
Nền nông nghiệp Việt Nam vẫn cịn thơ sơ và hàm lượng khoa học công nghệ ứng dụng còn khá thấp. Chuyển giao công nghệ là một trong những nội dung xuất hiện trong các thỏa thuận về hơp tác quốc tế như FDI, ODA,...Do đó, việc hội nhập sâu rộng vào các quan hệ kinh tế quốc tế sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được công nghệ hiện đại từ những quốc gia tiên tiến, và đem được những cơng nghệ đó về Việt Nam sử dụng vào việc sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu nông sản.
2.2.2. Khó khăn và thách thức
Phát triển theo bề rộng, trình độ khoa học kỹ thuật thấp
Mặc dù xuất khẩu nơng sản có tín hiệu tăng trưởng rất khả quan và có đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhưng phát triển nông nghiệp Việt Nam vẫn dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên (đất, sông, biển,...) và tiêu thụ lượng nguyên vật liệu đầu vào lớn, tức là chủ yếu phát triển theo bề rộng dựa trên điều kiện lợi thế của thiên nhiên. Sự đầu tư cho khoa học cơng nghệ cịn khiêm tốn, làm giảm chất lượng
và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường quốc tế. Chất lượng phát triển thấp biểu hiện ở mức tổn thất cao sau quá trình thu hoạch, chất lượng và quy cách sản phẩm không đồng đều, không được đảm bảo được vấn đề vệ sinh thực phẩm và không tạo ra thêm nhiều giá trị gia tăng.
Các rào cản kỹ thuật của quốc gia đối tác
Nông nghiệp là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, vì nó liên quan tới an ninh quốc gia cũng như công ăn việc làm của mỗi nước. Do đó lĩnh vực này rất được “quan tâm” bởi chính phủ các nước, bằng cách thiết lập những chế độ bảo hộ chặt chẽ. Diễn biến giai đoạn gần đây cho thấy các nước đang cắt giảm dần hàng rào thuế quan trong nông nghiệp, nhưng tuy nhiên họ lại tăng cường sử dụng những biện pháp phi thuế như kiểm dịch động thực vật, quy định nhãn mác, xuất xứ,...với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp và tinh vi. Do đó nơng sản Việt Nam muốn thâm nhập được vào thị trường nước ngồi thì trước hết phải tìm cách để “lách qua” những hàng rào kiên cố được dựng nên bởi nước nhập khẩu.
Thiếu thốn cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý
Một quốc gia không thể tự dưng đưa sản phẩm của nước mình sang nước khác nếu khơng có hệ thống cơ sở hạ tầng và pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế, ví dụ như các cảng biển, hàng không, phương tiện vận tải, văn bản pháp lý,...Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Việt Nam cịn rất nghèo nàn và khơng đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của việc vận chuyển hàng hóa quốc tế. Ví dụ điển hình là Tân cảng – Cát Lái, được mô tả là “cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam”, với tổng diện tích cảng trên 120ha, có khả năng đón tầu 40000 DWT và tiếp nhận 3,5 triệu TEU mỗi năm nhưng vẫn lâm vào tình trạng quá tải trầm trọng (Trung Sơn, 2014). Các yêu cầu về kiểm dịch, vệ sinh an tồn thực phẩm vẫn cịn thiếu nhiều cơng cụ để có thể đảm bảo hoạt động bình thường.
Ngồi ra, thiếu sót về cơ sở pháp lý cũng là rào cản không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động logistic vẫn còn thiếu nhất quán, chưa đồng bộ và thiếu tính rõ ràng rành mạch, gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất khẩu. Điển hình là giữa các quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP hướng dẫn về Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics với Nghị định 89/2011/NĐ-CP về Vận tải đa phương thức.
Ảnh hưởng của môi trường, thiên tai
Bảng 2.3. Tần suất xuất hiện những hiểm họa thiên nhiên tại Việt Nam
Cao Trung bình Thấp
Lũ, ngập úng Mưa đá và mưa lớn Động đất
Bão, áp thấp nhiệt đới Sạt lở đất Sương muối
Hạn hán Cháy rừng Sóng thần
Lũ quét Xâm ngập mặn
Xói lở, bồi lấp Lốc xốy
Nguồn: Ứng phó với thiên tai (2013)
Việt Nam là một trong bốn quốc gia chịu ảnh hưởng từ những hiện tượng cực đoan của thời tiết trong giai đoạn hai thập kỷ gần đây. Trung bình mỗi năm thiên tai lấy đi mạng sống của gần 470 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ đô la Mỹ (Ứng phó với thiên tai, 2013). Cường độ và tần suất của những thiên tai này ngày càng khó lường, đặc biệt hơn khi Việt Nam nằm trong những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biến đổi khí hậu. Cơng tác dự đốn, phịng chống thiên tai còn gặp nhiều bất cập, mang tính bị động cao. Tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam – vốn là đối tượng nhạy cảm với thời tiết, do đó tác động khơng tốt tới KNXK nơng sản.
Ngồi ra, việc lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp khiến cho chất lượng môi trường đất, nước,...bị suy giảm nghiêm trọng. Việc lạm dụng này có ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản và giảm khả năng tái tạo của các tư liệu sản xuất, dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng về sản lượng nông sản. Do đó, sức cạnh tranh của hàng hóa nơng sản Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ không thể theo kịp được với các đối thủ.
Ảnh hưởng tình hình kinh tế tồn cầu
Đồ thị 2.2 đã chỉ ra sự tương đồng nhau giữa xu hướng biến động tốc độ tăng trưởng KNXK nông sản của Việt Nam và của thế giới. Do chủ trương của Việt Nam là hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên toàn bộ các ngành nền kinh tế của
quốc gia này sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những biến động kinh tế trên tồn cầu, trong đó có sản xuất nơng nghiệp. Những biến động như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2009 với sự sụt giảm giá nông sản thế giới năm 2013 đã khiến tốc độ tăng trưởng KNXK nông sản Việt Nam giảm xuống thành con số âm (đồ thị 2.2). Trong khi đó nền nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự thoát khỏi tình trạng sản xuất phân tán, có quy mơ nhỏ, nghèo nàn và lạc hậu. Do đó sản xuất nơng nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể phục hồi sau những giai đoạn gặp những biến cố lớn này, dẫn tới KNXK nông sản Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh.
Cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ trên thế giới
Từ số liệu phân tích trong phần 2.1, Việt Nam không phải là nước duy nhất trên thế giới có lợi thế về xuất khẩu nông sản, càng không phải là quốc gia nắm độc quyền trên thị trường nông sản thế giới, vậy nên nông sản Việt Nam phải nhận sự cạnh tranh gay gắt từ những sản phẩm của những quốc gia khác.
Tóm tắt chương 2
Chương này tác giả đã đưa ra những phân tích tổng quát nhất về hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015 thơng qua các tiêu chí như KNXK, thị phần, hệ số so sánh biểu hiện RCA, một số thị trường và mặt hàng chính. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một vài cơ hội cũng như thách thức đặt ra đối với hàng nông sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc phân tích trên tạo tiền đề cho những nghiên cứu và đề xuất được nêu trong chương 3 và 4 tới đây.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM
Ở chương này, tác giả sẽ chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng những xu hướng biến động của chúng. Tác giả sử
dụng tiêu chí quy mơ xuất khẩu, cụ thể là KNXK nông sản của Việt Nam làm tiêu
chí đại diện cho hoạt động xuất khẩu. Từ những nhân tố đó, tác giả sẽ tiến hành chạy mơ hình kinh tế lượng nhằm lượng hóa ảnh hưởng của những yếu tố này tới KNXK nông sản Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015.