Nhóm nhân tố hấp dẫn, cản trở

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản việt nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực (Trang 53 - 63)

5. Kết cấu bài khóa luận

3.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt Nam

3.1.3. Nhóm nhân tố hấp dẫn, cản trở

3.1.3.1. Khoảng cách địa lý

Ở chương 2 của bài khóa luận này, có một xu thế rõ rệt rằng những thị trường gần Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...đều có KNXK nơng sản của Việt Nam rất cao; trong khi những quốc gia ở xa như là các nước châu Phi lại có KNXK của Việt Nam rất thấp. Hơn nữa, những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như là gạo, rau quả, cà phê là những mặt hàng rời, dễ bị thay đổi phẩm chất khi vận chuyển trong thời gian dài, do vậy chi phí và rủi ro cho việc vận chuyển sẽ tăng cao. Vì vậy, khoảng cách địa lý sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới KNXK nông sản Việt Nam.

Kết luận tương tự cũng được rút ra bởi các tác giả Rault (2007), Từ Thúy Anh

(2008), Erdem (2008), Đinh Thị Thanh Bình (2011), Thapa (2012), Assem Abu

Hatab (2010), Ngô Thị Mỹ (2016),...khi nghiên cứu tác động của khoảng cách địa lý tới KNXK nói chung.

3.1.3.2. Khoảng cách kinh tế

Việt Nam vẫn còn là một quốc gia tương đối nghèo, với GDP danh nghĩa đầu người năm 2015 theo World Bank – World Development Indicators (2017) chỉ đạt 2111 USD và mới bước chân vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình dưới vào

năm 2010. Trong khi đó Việt Nam vừa phải tiến hành sự nghiệp Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa, duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, vừa đặt trên mình mục tiêu phát

triển bền vững4,...vì vậy thiếu vốn là vấn đề không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với lượng lao động hết sức dồi dào. Đặc biệt, lực lượng lao động tham gia vào khu vực “Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” chiếm 41,9% số lao động trên 15 tuổi vào năm 2016 (Tổng cục thống kê, 2016). Theo thuyết H-O, Việt Nam là quốc gia có lợi thế về những sản phẩm thâm dụng về lao động nhưng lại kém thâm dụng về vốn. Vì vậy, nơng sản Việt sẽ là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh chủ lực của Việt Nam, với hệ số RCA qua các năm như ở đồ thị 2.3 ln ở mức trên 1,5.

Do đó, Việt Nam sẽ ưu tiên xuất khẩu mặt hàng nơng sản của mình vào những thị trường của các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tiên tiến. Những các tên như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,...thường xuyên góp mặt vào top những thị trường có KNXK nơng sản Việt Nam lớn nhất. Ảnh hưởng tích cực của khoảng cách kinh tế tới KNXK cũng đã được chỉ ra bởi các nghiên cứu của những tác giả Từ Thúy Anh (2008), Rault (2007), Ngô Thị Mỹ (2016),...

3.1.3.3. Tỉ giá hối đoái thực tế

Trên lý thuyết, nếu tỉ giá hối đoái thực tế VNĐ/một đơn vị ngoại tệ mà tăng thì chứng tỏ giá cả hàng hóa Việt Nam rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa nước ngồi, vì vậy khuyến khích thúc đẩy KNXK Việt Nam. Trong trường hợp này cũng hơi khó để nhận xét mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực tế và KNXK của Việt Nam nếu chỉ nhìn vào các số liệu thực tế, nhưng kết luận của tác giả Ngô Thị Mỹ (2016) đã chỉ ra rằng tỉ giá hối đoái thực tế và KNXK nơng sản Việt Nam có tương quan cùng chiều.

3.1.3.4. Các hiệp định thương mại

Bảng 3.1. Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang tham gia

Hiệp định thương mại tự do Tình trạng

TPP Ký kết ngày 04/02/2016

ASEAN – AEC Thành lập ngày 31/12/2015

ASEAN – Ấn Độ Ký kết ngày 08/10/2003, có hiệu lực ngày

01/01/2010 (đối với hiệp định hàng hóa)

ASEAN – Australia/New

Zealand

Ký kết ngày 27/02/2009, có hiệu lực ngày 01/01/2010

ASEAN – Hàn Quốc Ký kết năm 2005, có hiệu lực vào 06/2007 (đối

với hiệp định hàng hóa)

ASEAN – Nhật Bản Ký kết vào 04/2008, có hiệu lực 01/12/2008

ASEAN – Trung Quốc Ký kết vào 11/2002, có hiệu lực từ tháng

07/2005 (đối với hiệp định hàng hóa)

ASEAN – Hồng Kơng Bắt đầu đàm phán từ tháng 07/2014

RCEP (ASEAN+6) Bắt đầu đàm phán từ 09/05/2013

Việt Nam – Nhật Bản Ký kết ngày 25/12/2008, có hiệu lực từ

01/10/2009

Việt Nam – Chile Ký kết ngày 11/11/2011, có hiệu lực từ

01/01/2014

Việt Nam – Hàn Quốc Ký kết ngày 05/05/2015, có hiệu lực từ

20/12/2015

Việt Nam – EU Chính thức kết thúc đàm phán ngày 01/12/2015,

dự kiến đi vào hiệu lực năm 2018

Việt Nam – EFTA Bắt đầu đàm phán từ 05/2012

Việt Nam – Israel Bắt đầu đàm phán từ ngày 02/12/2015

Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu

Ký kết ngày 29/05/2015, có hiệu lực từ 05/10/2016

Nguồn: Trung tâm WTO (2017)

Theo Trung tâm WTO (2017), tính đến tháng 04/2017 Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) khác nhau, trong đó có 11 FTA đã được ký kết. Trong số các FTA này, có hơn nửa Việt Nam ký kết trong tư cách là thành viên

của ASEAN với các quốc gia đối tác lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, châu Đại dương. Bên cạnh đó, có hai FTA vô cùng lớn và được gọi là FTA “thế hệ mới”, đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Ngồi ra, dù đã có thỏa thuận thương mại tự do với Nhật Bản và Hàn Quốc với tư cách thành viên ASEAN, nhưng Việt Nam vẫn có FTA riêng của mình với hai quốc gia này để doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức nào phù hợp nhất.

Về tổng quát, các nước có quan hệ FTA với Việt Nam đều là những quốc gia

có KNXK nơng sản của Việt Nam sang thị trường đó rất cao. Sự xuất hiện của FTA với Israel và Chile là những thị trường không phổ biến cho thấy Việt Nam đang tìm kiếm những đối tác tiềm năng mới, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Về lĩnh vực nông nghiệp, nông sản Việt Nam đang chịu tác động sâu sắc của

các FTA đã đi vào hiệu lực như Hiệp định Thương mại ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), FTA Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và ASEAN – Australia / New Zealand (AANZFTA).

Với ACFTA, đây là hiệp định thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam có hiệu lực tới thời điểm bây giờ. Theo đó việc cắt giảm thuế quan của Việt

Nam được chia theo ba loại danh mục hàng hóa: thu hoạch sớm, thông thường và

nhạy cảm. Mặt hàng thu hoạch sớm bao gồm hầu hết các sản phẩm thuộc nhóm

hàng nơng sản, với lộ trình cắt giảm (EHP) như sau:

Bảng 3.2. Lộ trình giảm thuế danh mục EHP Thuế suất Thuế suất MFN Lộ trình cắt giảm 2004 2005 2006 2007 2008 MFN ≥ 30% 20% 15% 10% 5% 0% 15≤ MFN < 30% 10% 10% 5% 5% 0% MFN < 15% 5% 5% 0 – 5% 0 – 5% 0%

Mặt hàng nhạy cảm bao gồm một số nông sản như trứng gia cầm, đường, thuốc lá,...có thuế suất 20% vào năm 2015 sẽ giảm xuống còn từ 0 – 5% vào năm 2020.

Với VJEPA, đây là hiệp định hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhằm đối phó lại việc tỉ trọng KNXK nông sản Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng KNXK nông sản Việt Nam càng ngày càng giảm (đồ thị 2.4). Đây là hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản đều dành những ưu đãi cho nhau “tốt hơn” so với hiệp định của ASEAN – Nhật Bản. Dự kiến mức thuế quan sẽ được giảm theo lộ trình đến năm 2026, với xấp xỉ 92% lượng hàng hóa sẽ được miễn thuế ở mỗi quốc gia.

Với AANZFTA, từ thời điểm có hiệu lực thì KNXK nơng sản Việt Nam

sang thị trường này tăng từ 0,32 tỷ USD năm 2010 lên 0,45 tỷ USD năm 2015 (Trung tâm WTO, 2017). Theo đó, hàng rào thuế quan được dần gỡ bỏ cho đến năm 2022, một số mặt hàng nông sản sẽ được giữ mức thuế 5% hoặc cao hơn.

 Ngoài ra, hiệp định EVFTA dự kiến bắt đầu có hiệu lực năm 2018 sẽ là

một cơ hội rất tốt cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường EU. KNXK nông sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2001 – 2015 liên tục tăng trưởng ấn tượng như được minh họa ở đồ thị 2.9. Ngoài ra, EU cũng là thị trường có KNXK nơng sản Việt Nam sang lớn thứ nhì, chỉ sau Trung Quốc năm 2015 (đồ thị 2.4). Khi đi vào hiệu lực, trong vòng từ 7 – 10 năm EVFTA sẽ xóa bỏ 99% dịng thuế nhập khẩu giữa các bên.

Nhìn chung, KNXK nơng sản Việt Nam được hưởng lợi tích cực bởi việc tham gia các FTA do được hưởng những ưu đãi về thuế quan, biện pháp phi thuế,...Tuy nhiên Việt Nam được hưởng lợi bao nhiêu thì quốc gia đối tác cũng được hưởng lợi tương ứng, vì vậy ngành nơng nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị thật tốt để củng cố lợi ích của mình tại những FTA đã có và sẵn sàng cho những FTA sẽ đi vào hiệu lực trong tương lai.

3.1.3.5. Các biện pháp thuế quan

Đồ thị 3.4 cho thấy xu hướng chung của thuế suất trung bình (có trọng số) thế giới áp vào mặt hàng nông sản Việt Nam là giảm dần, trong khi của KNXK nông

sản Việt Nam là tăng dần trong giai đoạn 2001 – 2015. Do vậy, có sự tương quan ngược chiều giữa thuế quan của nước nhập khẩu và KNXK nông sản Việt Nam.

Đồ thị 3.4. KNXK và thuế quan trung bình (có trọng số) của thế giới đối với mặt hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015

Nguồn: tác giả tổng hợp từ mơ hình WITS trên cơ sở dữ liệu UN Comtrade và TRAINS (2017) 3.1.3.6. Các biện pháp phi thuế

Tình hình trên thế giới

Mặc dù theo quy định của Hiệp định nông nghiệp WTO, các quốc gia phải tiến tới xóa bỏ các hàng rào phi thuế và chuyển chúng thành thuế quan, nhưng tuy nhiên trên thực tế thì các biện pháp phi thuế quan ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, bao gồm các biện pháp chủ yếu như: tiêu chuẩn kỹ thuật, các cơng cụ phịng vệ (biện pháp tự vệ, hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu).

- Về tiêu chuẩn kỹ thuật, các quốc gia khác nhau sẽ có tiêu chuẩn các mặt

hàng không giống nhau. Đặc biệt với EU, cơ hội cho nông sản Việt Nam để tiếp cận thị trường “khó tính” này là có nhưng rất khó khăn vì EU có các chính sách an tồn

thực phẩm với đòi hỏi rất cao5.

5 Directive 2004/41/EC of the European Parliament and of the Council of 21 April 2004 repealing certain directives concerning food hygiene and health conditions for the production and placing on the mark et of certain products of animal origin intended for human consumption and amending council directives

13.97% 9.5% 9.9% 13.98% 12.75% 10.29% 8.46% 11.85% 12.25% 9.44% 6.89% 8.63% 8.83% 3.76% 6,25 0 2 4 6 8 10 12 14 16 0 5 10 15 20 25 30 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 thuế suất (%) KNXK (tỷ USD)

- Về các cơng cụ phịng vệ, đây là biện pháp dùng để đối phó với những hành

vi thương mại bình thường nhưng lại gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu, do vậy về nguyên tắc nó đi ngược lại với tiêu chí của WTO. Nhưng tuy nhiên WTO cũng thừa nhận việc sử dụng các biện pháp này trong khuôn khổ được quy định trong Hiệp định về biện pháp tự vệ. Hàng hóa Việt Nam tính tới tháng 10/2015 đã phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, nhưng may mắn là hàng nông sản không phải là mặt hàng chiếm đa số (Trung tâm WTO, 2015). Tuy nhiên nguy cơ khi KNXK nông sản Việt Nam càng lớn thì sẽ đồng thời làm tăng khả năng nông sản Việt phải đối mặt với hình thức này bởi các quốc gia trên thế giới.

Bảng 3.3. Số vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngồi tính tới 01/2015

Cơng cụ phịng vệ Tổng số vụ điều tra

Tổng số vụ dẫn tới áp dụng biện pháp phòng vệ Chống bán phá giá 70 16 Chống trợ cấp 07 04 Tự vệ 17 06

Nguồn: Trung tâm WTO và Phịng thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2015) 3.1.3.7. Chất lượng và uy tín nơng sản Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có KNXK nơng sản khá lớn trên thế giới với một số nông sản như: gạo, rau quả, chè, cà phê, hồ tiêu, tôm,...Tuy nhiên theo các chuyên gia, vấn đề chất lượng vẫn là bài toán nan giải trong việc đưa nông sản Việt ra thị trường quốc tế, chủ yếu nằm ở những vấn đề như: hàm lượng khoa học kỹ thuật không cao mà chủ yếu dựa vào nhân công giá rẻ dẫn đến phẩm chất không đảm bảo, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu mới ở dạng thô sơ chế nên tạo giá trị gia tăng thấp, chưa có thương hiệu hoặc nếu có thì khơng có biện pháp để bảo vệ,...Chỉ có khi nào giải quyết được bài tốn chất lượng thì nơng sản Việt Nam mới có con đường phát triển bền vững khi đi ra thị trường nước ngoài.

3.1.3.8. Cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu

Bảng 3.4. Chỉ số hiệu quả hoạt động Logistic của Việt Nam qua một số năm

2007 2010 2012 2014 2016

LPI tổng 2,89 2,96 3,00 3,15 2,98

Cơ sở hạ tầng về giao

thông vận tải 2,5 2,56 2,68 3,11 2,70

Khả năng cho tàu vận

hành đúng lịch trình 3,22 3,44 3,64 3,49 3,50 Thủ tục hải quan 2,89 2,68 2,65 2,81 2,75 Khả năng sắp xếp chuyến hàng với mức giá cạnh tranh 3,00 3,04 3,14 3,22 3,12 Chất lượng dịch vụ logistic 2,8 2,89 2,68 3,09 2,88

Khả năng theo dõi và

kiểm sốt lơ hàng 2,9 3,1 3,16 3,19 2,84

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu của World Bank – World Development Indicators (2017)

Chỉ số hiệu quả hoạt động logistic (LPI) của World Bank phản ánh khả năng logistic của một nước dựa trên hiệu quả của thủ tục thông quan, chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải, khả năng sắp xếp chuyến hàng với mức giá cạnh tranh, chất lượng dịch vụ hậu cần, khả năng theo dõi và kiểm sốt lơ hàng, khả năng đáp ứng cho tàu vận hành đúng lịch trình. Chỉ số dao động từ 1 đến 5, với điểm số cao hơn thể hiện hiệu suất tốt hơn.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động logistic Việt Nam được cải thiện qua các năm tuy có sự sụt giảm vào 2016. Trong kết cấu chỉ số thì những tiêu chí như cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, thủ tục hải quan và chất lượng dịch vụ logistic có điểm số khá thấp. Trong bảng 3.4, điểm LPI tổng của Việt Nam năm 2016 là 2,98/5; xếp hạng 64/160 quốc gia (World Bank, 2016). Đây là con số còn khá thấp và Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện cơ sở hạ tầng của mình nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu nói chung và nơng sản nói riêng.

3.1.3.9. Thị trường và giá cả quốc tế

Đồ thị 3.5. KNXK nông sản Việt Nam và chỉ số giá nông sản thế giới giai đoạn 2001 – 2015

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO (2017)

Nhìn chung ở đồ thị 3.5, KNXK nông sản Việt Nam và chỉ số FPI của FAO có quan hệ tương quan cùng chiều. Những đợt sụt giảm giá nông sản mạnh vào những năm 2009, 2013 và 2015 kéo theo sự sụt giảm tương ứng trong KNXK nông sản Việt Nam và ngược lại. Nói cách khác, xuất khẩu nông sản Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giá cả quốc tế.

0 50 100 150 200 250 0 5 10 15 20 25 30 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ số giá nông sản KNXK (tỷ USD)

Sơ đồ 3.1. Mơ hình trọng lực trong thương mại hàng nơng sản giữa Việt Nam và đối tác

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản việt nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)