Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang tham gia

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản việt nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực (Trang 55 - 56)

Hiệp định thương mại tự do Tình trạng

TPP Ký kết ngày 04/02/2016

ASEAN – AEC Thành lập ngày 31/12/2015

ASEAN – Ấn Độ Ký kết ngày 08/10/2003, có hiệu lực ngày

01/01/2010 (đối với hiệp định hàng hóa)

ASEAN – Australia/New

Zealand

Ký kết ngày 27/02/2009, có hiệu lực ngày 01/01/2010

ASEAN – Hàn Quốc Ký kết năm 2005, có hiệu lực vào 06/2007 (đối

với hiệp định hàng hóa)

ASEAN – Nhật Bản Ký kết vào 04/2008, có hiệu lực 01/12/2008

ASEAN – Trung Quốc Ký kết vào 11/2002, có hiệu lực từ tháng

07/2005 (đối với hiệp định hàng hóa)

ASEAN – Hồng Kơng Bắt đầu đàm phán từ tháng 07/2014

RCEP (ASEAN+6) Bắt đầu đàm phán từ 09/05/2013

Việt Nam – Nhật Bản Ký kết ngày 25/12/2008, có hiệu lực từ

01/10/2009

Việt Nam – Chile Ký kết ngày 11/11/2011, có hiệu lực từ

01/01/2014

Việt Nam – Hàn Quốc Ký kết ngày 05/05/2015, có hiệu lực từ

20/12/2015

Việt Nam – EU Chính thức kết thúc đàm phán ngày 01/12/2015,

dự kiến đi vào hiệu lực năm 2018

Việt Nam – EFTA Bắt đầu đàm phán từ 05/2012

Việt Nam – Israel Bắt đầu đàm phán từ ngày 02/12/2015

Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu

Ký kết ngày 29/05/2015, có hiệu lực từ 05/10/2016

Nguồn: Trung tâm WTO (2017)

Theo Trung tâm WTO (2017), tính đến tháng 04/2017 Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) khác nhau, trong đó có 11 FTA đã được ký kết. Trong số các FTA này, có hơn nửa Việt Nam ký kết trong tư cách là thành viên

của ASEAN với các quốc gia đối tác lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, châu Đại dương. Bên cạnh đó, có hai FTA vô cùng lớn và được gọi là FTA “thế hệ mới”, đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Ngồi ra, dù đã có thỏa thuận thương mại tự do với Nhật Bản và Hàn Quốc với tư cách thành viên ASEAN, nhưng Việt Nam vẫn có FTA riêng của mình với hai quốc gia này để doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức nào phù hợp nhất.

Về tổng quát, các nước có quan hệ FTA với Việt Nam đều là những quốc gia

có KNXK nơng sản của Việt Nam sang thị trường đó rất cao. Sự xuất hiện của FTA với Israel và Chile là những thị trường không phổ biến cho thấy Việt Nam đang tìm kiếm những đối tác tiềm năng mới, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Về lĩnh vực nông nghiệp, nông sản Việt Nam đang chịu tác động sâu sắc của

các FTA đã đi vào hiệu lực như Hiệp định Thương mại ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), FTA Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và ASEAN – Australia / New Zealand (AANZFTA).

Với ACFTA, đây là hiệp định thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam có hiệu lực tới thời điểm bây giờ. Theo đó việc cắt giảm thuế quan của Việt

Nam được chia theo ba loại danh mục hàng hóa: thu hoạch sớm, thông thường và

nhạy cảm. Mặt hàng thu hoạch sớm bao gồm hầu hết các sản phẩm thuộc nhóm

hàng nơng sản, với lộ trình cắt giảm (EHP) như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản việt nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)