Ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh trong logistics đô thị

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS đô THỊ tại một số QUỐC GIA CHÂU âu và đề XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 51 - 53)

Nhóm đối tượng sử dụng Ứng dụng của ITS

Khu vực cơng Kiểm sốt thu phí tự động nhằm hỗ trợ việc thu phí đường bộ

Hệ thống điện tử kiểm sốt việc ra vào đơ thị của các phương tiện giao thông Hệ thống điện tử kiểm soát khu vực dành cho giao hàng

Theo dõi và và kiểm sốt giao thơng Phát tín hiệu giao thơng đường bộ

Khu vực tư nhân Hệ thống thanh tốn cước điện tử cho vận tải hàng hóa đơ thị Hệ thống điện tử quản lý vận hành các terminal

Hệ thống quản lý hàng hóa và đội phương tiện Lập kế hoạch lộ trình di chuyển

Theo dõi và truy tìm đơn hàng

Hệ thống máy tính trên phương tiện vận tải

Cả hai khu vực ITS cho việc quản lý hoạt động vận tải các hàng hóa nguy hiểm Thơng tin giao thơng

Nguồn: Người viết tổng hợp theo BESTUFS (2007)

2.3. Một số dự án điển hình về triển khai các giải pháp phát triển logistics đô thị tại các quốc gia châu Âu thị tại các quốc gia châu Âu

2.3.1. Trung tâm gom hàng đô thị (UCC) tại Regensburg, Đức

2.3.1.1. Bối cảnh chung

Regensburg là một đơ thị cổ nằm tại phía đơng nam nước Đức, với dân số khoảng 150 nghìn người. Trong khu vực đơ thị cổ với diện tích khoảng 1km2 tại trung tâm thành phố, tập trung khoảng 500 cửa hàng bán lẻ, cùng 200 doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ.

Regensburg mang đậm dấu ấn quy hoạch đô thị thời kỳ trung cổ tại châu Âu, với hệ thống làn xe, đường phố và giao lộ nhỏ hẹp. Hoạt động giao hàng phải sử dụng chung không gian đô thị với khách du lịch, khách hàng, và dân cư trong khu vực.

Từ những năm 1970, quá trình cơng nghiệp hóa cùng sự thành lập của Đại học Regensburg đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu đi lại cũng như sức mua của người dân trong khu vực. Trong bối cảnh các vấn đề về môi trường đô thị dần trở nên bức thiết, cùng sự gia tăng của lượng khách du lịch tới Regensburg, chính quyền đơ thị tại đây đã đề ra mục tiêu giảm bớt lưu lượng giao thông tới và từ khu vực đô thị cổ, tập trung chủ yếu vào việc giảm số lượt phương tiện vận tải hàng hóa, trong khi vẫn đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho các cửa hàng và doanh nghiệp trong khu vực này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Năm 1995, nhóm dự án RegLog (Regensburg Logistics) được phối hợp thành lập bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Regensburg, BMW, Đại học Regensburg, nhằm khảo sát và đưa ra giải pháp cho việc phát triển hệ thống logistics đô thị tại Regensburg. Kết quả nghiên cứu cho thấy 20% hàng hóa được giao hàng ngày tới khu vực trung tâm thành phố có để được tiến hành giao hàng tập trung, giúp giảm thiểu số lần giao hàng.

Năm 1998, các biện pháp phát triển logistics đơ thị chính thức được triển khai tại Regensburg. Khởi đầu có 3 cơng ty giao nhận vận tải đường dài tham gia dự án, tiến hành gom xếp hàng hóa đơ thị vào một địa điểm quy định. Số này này sau đó được chuyển tiếp cho các công ty chuyên chở chuyên trách về logistics đô thị để thực hiện giao hàng giai đoạn cuối. Số công ty giao nhận vận tải tham gia dự án sau đó đã tăng lên 5 cơng ty, cùng với sự ra đời của Trung tâm gom xếp Regensburg.

2.3.1.2. Trung tâm gom xếp Regensburg

Nhân tố then chốt trong toàn bộ dự án RegLog là trung tâm gom xếp hàng hóa nằm tại Trung tâm Quá cảnh Hàng Hóa GVZ (Güterverkehrzentrum) nằm tại phía đơng nam thành phố. 5 công ty giao nhận vận tải sẽ chuyển hàng hóa cần được giao đến khu vực nội thành tới trung tâm gom xếp này để tiến hành phân loại và gom xếp, trước khi quá trình giao hàng được hồn tất bởi các cơng ty chun chở chuyên trách về logistics đô thị tại khu vực.

Hình 2.5: Giao hàng tập trung đến khu phố cổ tại Regensburg, Đức

Nguồn: TRAILBLAZER (2010b)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tắc giao thơng cho tồn khu vực. Thêm vào đó, việc hình thành các cơng ty chun chở chuyên trách về logistics đô thị cũng giúp các công ty này hiểu rõ được yêu vầu và đặc điểm khách hàng, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics nói chung.

Quy trình giao nhận và phân phối hàng hóa được hỗ trợ bởi một hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông tiên tiến. Các thơng tin về vị trí và tình trạng hàng hóa chủ yếu được nhập và trao đổi bằng các phương thức điện tử.

2.3.1.3. Kết quả

Trong giai đoạn 1998 đến 2009, lượng hàng hóa được giao tập trung tăng từ 342 tấn/năm lên 2526 tấn/năm, chiếm 75% lượng hàng hóa được giao đến khu vực đơ thị có khả năng được tập trung hóa.

Cũng trong khoảng thời gian này, hành trình vận tải hàng hóa trong khu vực trung tâm đô thị đã được cắt giảm 55000km, tương đương với việc tiết kiệm 12000 lít nhiên liệu. Cùng với đó, mỗi ngày khu vực đơ thị cổ giảm thiểu được ít nhất 25 lượt xe tải tham gia giao thông.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS đô THỊ tại một số QUỐC GIA CHÂU âu và đề XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 51 - 53)