Nguồn: Taniguchi (2001)
Phương pháp tiếp cận hệ thống bắt đầu từ việc xác định vấn đề (problem definition), sau đó cụ thể hóa mục tiêu (objective) và xác định các tiêu chí (criteria). Bước tiếp theo bao gồm việc đánh giá các ràng buộc (constraint) cũng như các nguồn lực (resource) sẵn có cho phép đưa ra một số đề xuất ban đầu (alternative), từ đó xác định được mức độ của việc thu thập dữ liệu (data collection) và xây dựng mơ hình. Mơ hình (model) đóng một vai trò trung tâm trong phương pháp tiếp cận theo hệ thống, được sử dụng để dự đoán hiệu suất (performance) của các phương án. Tại đây, những ước tính ban đầu về cung, cầu, và tác động trong tương lai sẽ được xác định. Mức độ tác động của các giả định tới hiệu quả của phương án (sensivity analysis) cũng cần được cân nhắc trong q trình này. Các phương án sau đó sẽ được đánh giá (evaluate) dựa trên cơ sở các tác động của chúng. Quy trình lựa chọn (selection) xác định phương án nào sẽ được triển khai (implementation). Quy trình đánh giá (review) bao gồm kiểm tra xác nhận việc liệu các vấn đề ban đầu đã được giải quyết, và các mục tiêu ban đầu có đạt được hay khơng. Nếu vấn đề ban đầu không được giải quyết, chúng ta cần xác định lại vấn đề, hoặc thay đổi các mục tiêu ban đầu. Dù trong trường
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hợp nào, quy trình sẽ được tiếp tục đến khi vấn đề ban đầu đã được giải quyết, và đạt được các mục tiêu đề ra.
a. Xác định vấn đề
Vấn đề phát sinh do có sự khác biệt giữa thực tế và mong muốn của các bên có liên quan tại một thời điểm cụ thể. Vì vậy, xác định vấn đề trước hết bao gồm việc làm rõ tình hình thực tế, và nhận thức cũng như mong muốn của các bên liên quan. Điều này địi hỏi phải xác định chính xác các đối tượng liên quan, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến các đối tượng này.
Các vấn đề phổ biến trong hệ thống logistics đô thị bao gồm:
Ùn tắc giao thông (chậm trễ)
Lập kế hoạch và quản lý hạ tầng cơ sở (vốn và chi phí vận hành)
Các tác động mơi trường (chất lượng khí thải, tiếng ồn, tai nạn) b. Mục tiêu
Mục tiêu được thiết lập để cung cấp một định hướng về kết quả mong muốn đạt được của giải pháp logistics đô thị được đề xuất. Việc đưa ra mục tiêu giúp đảm bảo kết quả của các giải pháp được đề xuất có thể được kiểm tra sau quá trình triển khai.
Các mục tiêu của hệ thống logistics đơ thị thường bao gồm:
Giảm chi phí vận hành
Tăng cường hiệu quả (efficiency)
Giảm các tác động môi trường c. Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn đo lường hiệu suất của toàn bộ hệ thống. Với mỗi mục tiêu, một hoặc một số các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả mục tiêu đó cần được xác định cụ thể.
Số lượng xe tải (chiếc)
Hệ số tải
Tốc độ trung bình (km/h)
Số kilomet xe đi được (VKT) d. Nguồn lực
Nguồn lực là những nguồn đầu vào cho các dự án, thường bao gồm các dạng nguồn tài chính, nguồn vật tư, nguồn nhân lực. Quy mô của các nguồn lực cần được xác
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
định từ sớm trong toàn bộ quy trình, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động khác như thu thập mẫu dữ liệu, xây dựng mơ hình, hay đánh giá hiệu quả.
Các nguồn lực chủ yếu cho hệ thống logistics đô thị được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 1.3: Các nguồn lực cho hệ thống logistics đô thị
Tên nguồn lực Nội dung cụ thể Hạ tầng giao thông Đường xá
Nhà ga
Hạ tầng cơ sở viễn thông Internet
Mạng lưới vệ tinh (ví dụ: GPS)
Khu vực công Hoạt động tài trợ Hoạt động hợp tác Khu vực tư Công nghệ Marketing Quản lý Nguồn: Taniguchi (2001) e. Ràng buộc
Cần xem xét đến những ràng buộc có thể hạn chế mức độ tham gia của các nguồn lực có sẵn, hoặc dẫn đến những kết quả khơng mong muốn từ dự án. Thơng thường các vấn đề về tài chính, luật pháp, xã hội, chính trị sẽ làm giới hạn các phương án lựa chọn. Các ràng buộc này có thể được xem xét trên các khía cạnh:
Sự sẵn có của các nguồn lực cụ thể cần thiết
Các chính sách điều chỉnh và các tiêu chuẩn có liên quan
Các hiệu ứng phụ có thể khơng mong muốn
Quy định của luật pháp liên quan đến cạnh tranh và bảo vệ quyền riêng tư. f. Các đề xuất
Các đề xuất được xem là những giải pháp tiềm năng để giải quyết các vấn đề đặt ra. Nên tạo ra nhiều phương án khác nhau để cân nhắc lựa chọn. Điều này địi hỏi tính sáng tạo và đổi mới khơng ngừng trong q trình phân tích. Thơng thường, những tiến bộ về công nghệ, cùng những thay đổi về luật điều chỉnh là những động lực lớn nhất để đưa ra các đề xuất mới.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
g. Thu thập dữ liệu
Sự định lượng việc sử dụng và đo lường hiệu suất của hệ thống có sẵn thường địi hỏi tiến hành một số lượng lớn các cuộc điều tra. Phạm vi của dữ liệu thu thập được cần đáp ứng có khả năng cung cấp một cơ sở hợp lý cho việc ra quyết định.
h. Xây dựng mơ hình
Các mơ hình được sử dụng để có một mơ phỏng đơn giản hóa về hệ thống. Các số liệu được tính tốn dựa trên các giả thuyết và mơ hình tốn có thể được sử dụng để dự đoán hiệu suất của hệ thống logistics đơ thị. Chúng cho phép ước tính, dự báo các tác động của các thay đổi có thể diễn ra trong hệ thống khi triển khai một đề xuất mới mà không cần phải thực sự thay đổi hệ thống trong thực tế.
Việc xây dựng mơ hình logistics đơ thị thường địi hỏi áp dụng các kỹ thuật nhằm cung cấp các ước tính định lượng về lợi ích và chi phí của các giải pháp phát triển logistics. Có ba loại mơ hình tạo ra các thơng tin có thể được sử dụng cho mục đích đánh giá hiệu quả của một phương án đề xuất:
Mơ hình cầu Mơ hình cung Mơ hình tác động Hàng hóa
Phương tiện
Thời gian di chuyển Độ tin cậy
Môi trường Kinh tế
Năng lượng tiêu thị Xã hội
Tài chính
Các mơ hình cung dự đốn về khả năng phục vụ của hệ thống vận tải hàng hóa dựa trên đặc điểm mạng lưới và nhu cầu. Các mơ hình cầu dự đốn nhu cầu cho việc di chuyển hàng hóa trong đơ thị dựa trên đặc điểm của công nghiệp và dân cư trong đô thị và khả năng phục vụ. Các mơ hình tác động dự đốn các tác động về tài chính, năng lượng, xã hội, môi trường, và kinh tế khi triển khai các giải pháp phát triển logistics đô thị được đề xuất dựa trên các dự đoán về nhu cầu và khả năng phục vụ. i. Đánh giá
Việc đánh giá bao gồm các so sánh có phương pháp giữa các phương án lựa chọn, dựa trên các cơ sở về kinh tế, xã hội, tài chính, năng lượng tiêu thụ, hay mơi trường sống. Các tác động được dự báo của mỗi phương án sẽ được sử dụng để so sánh.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
j. Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy bao gồm việc điều tra về tính khả thi của các phương án lựa chọn, trong điều kiện có thêm các giả định được đưa ra trong mơ hình. Các thơng số đánh giá độ nhạy cảm thông thường bao gồm:
Tỷ lệ chấp nhận sử dụng
Tỷ lệ lỗi (phát hiện và thông báo)
Vịng đời của tài sản (vịng đời cơng nghệ)
Chi phí vận hành và bảo trì. k. Lựa chọn
Sau quá trình đánh giá, một phương án sẽ được lựa chọn bởi những người, cơ quan có quyền ra quyết định. Quy trình lựa chọn thường bao gồm các bước:
Lựa chọn nhà thầu
Đàm phán hợp đồng
Đánh giá độc lập
Trong logistics đơ thị, quy trình ra quyết định thường tương đối phức tạp, với một loạt các bên tham gia có ảnh hưởng lẫn nhau. Rất khó để khái quát hóa mối quan hệ giữa chủ hàng, hãng vận tải, và người nhận hàng. Cùng với đó, cấu trúc tổ chức và phong cách quản lý của các bên có liên quan cũng rất khác nhau, khiến cho việc xác định được người ra quyết định càng trở nên khó khăn.
l. Triển khai
Việc triển khai phương án được lựa chọn thường bao gồm một loạt các cơng việc cần được quản lý. Do tính chất phức tạp hệ thống logistics đô thị, thông thường phải thiết lập và sử dụng những quy trình vận hành và quản lý hồn tồn mới trong quá trình triển khai các dự án nghiên cứu và phát triển.
m. Đánh giá lại
Sau quá trình triển khai, dự án cần được đánh giá lại hiệu quả, xem xét liệu dự án có giải quyết được những vấn đề ban đầu, và đạt được các mục tiêu đề ra. Việc đánh giá lại kết quả dự án cũng giúp tăng cường hiểu biết về các vấn đề đã hoặc chưa được giải quyết của logistics đô thị, tạo cơ sở cho các dự án được xây dựng và triển khai trong tương lai.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐÔ THỊ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU ÂU
2.1. Bối cảnh chung cho sự phát triển logistics đô thị tại các quốc gia châu Âu
2.1.1. Điều kiện về kinh tế - xã hội
Liên minh châu Âu là khu vực có nền kinh tế lớn nhất thế giới, với GDP danh nghĩa năm 2013 đạt 17,96 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người (danh nghĩa) đạt 35,4 nghìn USD (World Bank, 2014b). Đây là khu vực tập trung nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển, đặc biệt tại khu vực Tây Âu. 4 trên 7 quốc gia thuộc nhóm các nước cơng nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) là các quốc gia thuộc khu vực Liên minh châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Vương quốc Anh, và Italia.
74% trong tổng số 507,0 triệu dân của Liên minh châu Âu sống tại đô thị (World Bank, 2014b). Nhiều thành phố tại châu Âu là những trung tâm về văn hóa, cơng nghệ, tài chính, du lịch, thời trang của toàn thế giới như Bordeaux (Pháp), London (Anh), Berlin (Đức), Roma (Italia),…Các thành phố này đều có một lưu lượng rất lớn khách du lịch, người đến làm việc thường xuyên tới và lưu lại. Điều này dẫn tới nhu cầu cần phát triển những hệ thống logistics đơ thị với mục đích chính nhằm phục vụ nhu cầu rất lớn về hàng hóa tiêu dùng của người dân cũng như khách vãng lai tại các đô thị của châu Âu.
2.1.2. Điều kiện về hạ tầng cơ sở và nền tảng công nghệ
Vận tải đường bộ là phương thức chủ yếu của vận tải hàng hóa nội địa nói chung và vận tải hàng hóa đơ thị nói riêng tại các quốc gia châu Âu. Phần lớn các quốc gia phát triển tại châu Âu đều có hệ thống đường bộ hiện đại, rộng khắp, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa (Nicodème, 2012).