Tổng quan về nền nông nghiệp của Pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH

2.1. Chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của Pháp

2.1.1. Tổng quan về nền nông nghiệp của Pháp

Về mặt địa lý, nước Pháp có diện tích tự nhiên khoảng 674.843 km2 (trong đó phần lãnh thổ chính có diện tích 551.695 km2), chiếm gần 1/5 diện tích của Cộng đồng châu Âu (EU). Theo thống kê của Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), gần 60% đất đai của Pháp được dùng vào mục đích nơng nghiệp. Diện tích đất đơ thị ở Pháp hiện chiếm khoảng 420.000 km2, tức là khoảng 700 m2/người. Diện tích này vẫn tiếp tục tăng với nhịp độ bình quân đầu người là gần 10 m2/năm, đồng nghĩa với việc đến năm 2050, đất đô thị của Pháp sẽ chiếm thêm 1/3 diện tích đất nơng nghiệp hiện nay.

Về dân số và lực lượng lao động, với tổng dân số là khoảng 63,7 triệu người sống thành 26,6 triệu hộ gia đình (thống kê năm 2013), Pháp hiện có 1,74% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, tương đương khoảng 1 triệu lao động, làm việc trong 500.000 cơ sở nông nghiệp, giảm 4,93% so với năm 2008 (Ngân hàng thế giới, 2013). Trong số đó có 34% người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tốt nghiệp đại học chuyên ngành và 25% cơ sở hoạt động nông nghiệp sở hữu ít nhất một chứng nhận chất lượng chính thức cấp quốc gia. Điều đó cho thấy Pháp rất chú trọng nâng cao yếu tố tri thức và chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp để thu được hiệu quả cao nhất.

Trên thực tế, sản xuất nơng nghiệp của Pháp có năng suất rất cao: Pháp là quốc gia sản xuất thực phẩm nói chung và nơng sản nói riêng lớn nhất châu Âu, chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản lượng của Liên minh châu Âu: năm 2010 Pháp cung cấp 19% tổng sản lượng châu Âu, vượt qua Đức (13%), Ý (12%) và Tây Ban Nha (11%) (INSEE, 2011). Xét về loại sản phẩm, Pháp cũng là nước dẫn đầu châu Âu trong sản xuất ngũ cốc, củ cải đường, hạt lấy dầu và khoai tây với sản lượng hàng năm luôn ở mức cao và tăng trưởng đểu qua các năm (Biểu đồ 2.1). Trong lĩnh vực nông nghiệp, Pháp luôn là nước xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp lại chỉ chiếm 2% GDP của Pháp và tạo được chưa tới 3% số việc làm (INSEE, 2012).

Biểu đồ 2.1. Sản lượng một số cây lương thực, rau củ quả của Pháp qua các năm (triệu tấn)

Nguồn : Bộ Nông nghiệp Pháp, 2013

Theo báo cáo của cơ quan thống kê của Pháp, năm 2014 đánh dấu một sự gia tăng đáng kể về sản lượng nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), tuy nhiên giá trị sản phẩm tạo ra lại sụt giảm (Bảng 2.1). Cụ thể, giá trị sản xuất quy đổi của riêng nhánh sản xuất lương thực thực phẩm đã giảm 0,9% so với năm 2013, tương đương với 0,7 tỷ euro. Trong đó, sản xuất nông sản (trồng trọt) giảm 1,1 tỷ euro, nhưng được bù lại nhờ 0,4 tỷ euro giá trị sản xuất gia tăng trong chăn nuôi.

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất một số loại nông sản Pháp năm 2014 và tăng trưởng so với năm 2013

Nguồn: INSEE, 2014

Là một quốc gia phát triển, Pháp áp dụng nhiều giải pháp công nghệ ứng dụng trong sản xuất nơng nghiệp, đó cũng là nhân tố quan trọng giúp năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp Pháp đạt hiệu quả cao. Các máy móc, trang thiết bị được sử dụng trong tất cả các khâu của q trình sản xuất nơng sản, từ trồng trọt, chăm sóc cho đến thu hoạch. Sau kết quả sản xuất không thực sự tốt của năm 2014, ngành sản xuất nông nghiệp Pháp càng đề cao hơn nữa tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công nghệ cao trong sản xuất, với việc tham gia của hàng loạt các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển các tiến bộ kỹ thuật (máy bay điều khiển từ xa, hệ thống phần mềm,...).

Tuy khoa học công nghệ phát triển mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại đang trở thành xu thế tất yếu của nông nghiệp Pháp, xuất phát từ những lợi ích bền vững mà nơng nghiệp hữu cơ mang lại. Các kết quả nghiên cứu của Pháp về nông nghiệp hữu cơ cho thấy, khi áp dụng phương thức canh tác tự nhiên truyền thống, người nông dân sẽ giảm bớt được chi phí dành cho thuốc và phân bón hóa học, đồng thời có thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Về giá trị kinh tế, nông sản được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ có thể được xuất khẩu với giá cao hơn nông sản thông thường.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)