Đánh giá chung về chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Pháp và Ấn Độ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH

2.3. Đánh giá chung về chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Pháp và Ấn Độ

Sau khi xem xét và phân tích mơ hình chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Pháp và Ấn Độ, ta có thể rút ra một số đánh giá chung về điều kiện áp dụng và chi phí vận hành chuỗi cung ứng như sau:

Điều kiện áp dụng

Phương hướng phát triển kinh tế quốc gia: Dù điều kiện kinh tế chênh lệch

nhau nhưng có thể nhận thấy Pháp và Ấn Độ đều rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp, đặc biệt với Ấn Độ, nông nghiệp phát triển ổn định sẽ giúp nước này đảm bảo được an ninh lương thực, cũng có nghĩa là đảm bảo phát triển bền vững cho toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, việc áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản phải xuất phát trực tiếp từ chính nhu cầu của mỗi quốc gia, tức là chuỗi cung ứng lạnh phải thật sự đem lại những thay đổi, những cải thiện, có những tác động tích cực và mạnh mẽ lên toàn bộ hoạt động cung ứng nông sản. Có như vậy, chính phủ cũng như các thành phần kinh tế mới xác định được vấn đề cần ưu tiên để có những chính sách, những giải pháp phù hợp và hiệu quả.

Vai trị của chính phủ: Đến đây, ta lại thấy vai trị của chính phủ trong việc áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản cũng là một điều kiện quan trọng cần bàn tới. Ở Pháp và đặc biệt là Ấn Độ, sự tham gia hỗ trợ của chính phủ được thể hiện rất rõ nét trong việc thúc đẩy chuỗi cung ứng lạnh. Chính phủ ban hành những chính sách, giải pháp; lên kế hoạch và đầu tư cơ sở vật chất, trao đổi khoa học công nghệ; hỗ trợ về nhiều mặt (thủ tục, tài chính,…) nhằm tối ưu hoá hoạt động của chuỗi lạnh.

Điều kiện về cơ sở hạ tầng: Chuỗi cung ứng lạnh yêu cầu mạng lưới nhà kho

lạnh và hệ thống vận tải lạnh nên cơ sở hạ tầng cho chuỗi cũng là một điều kiện cơ bản và bắt buộc phải đáp ứng, bởi đặc trưng của chuỗi cung ứng lạnh là phải đảm bảo duy trì ở nhiệt độ thấp phù hợp với từng loại nông sản cung ứng. Các điều kiện

về hệ thống giao thông vận tải, điện, nhiên liệu, nước,... cũng cần được cung cấp đầy đủ cho hoạt động của chuỗi. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và yêu cầu nâng cao năng suất của chuỗi lạnh như hiện nay càng gây nhiều áp lực hơn trong việc chuẩn bị và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho các quốc gia áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nơng sản.

Hình thành được mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong chuỗi: Chuỗi

cung ứng lạnh phụ thuộc khá nhiều vào thời gian và khoảng cách nông sản từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, đồng thời đòi hỏi phải được vận hành xuyên suốt, không được đứt đoạn ở bất kỳ khâu nào, nên việc có thể hình thành và phát triển mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng lạnh nông sản góp phần rất lớn vào thành công của chuỗi cung ứng.

Công tác nghiên cứu, giáo dục: Để phát triển chuỗi cung ứng lạnh nói chung

và chuỗi cung ứng lạnh nơng sản nói riêng, ở Ấn Độ và Pháp cũng xuất hiện rất nhiều các Viện nghiên cứu, các tổ chức, hiệp hội chuyên môn về chuỗi lạnh. Đây chính là các đầu mối hoạt động nghiên cứu và trao đổi kiến thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, cũng là các tổ chức đứng ra triển khai các chương trình đào tạo, các hội nghị,...

Chi phí vận hành

Đối với nông sản là mặt hàng dễ bị hư hỏng chủ yếu do ảnh hưởng của môi trường bên ngồi nên chi phí dành cho chúng trong quá trình phân phối tiêu thụ từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng là khơng hề nhỏ. Tuy chi phí đầu tư ban đầu cho chuỗi cung ứng lạnh khơng hề nhỏ, nhưng hiệu quả mà nó mang lại rất cao. Theo PGS. TS An Thị Thanh Nhàn, “việc áp dụng vận chuyển các loại trái cây và rau tươi trong container lạnh và giảm thiểu khoảng cách này trong chuỗi cung ứng lạnh có thể làm giảm thiệt hại từ 30-35%, và cứ giảm 1% trong lãng phí trái cây và rau quả sẽ tiết kiệm 0,13 tỷ USD/năm”

Hình 2.4 cho thấy các chi phí và lợi ích gắn liền với một chuỗi cung ứng lạnh.

Hình 2.4. Chi phí và lợi ích gắn liền với chuỗi cung ứng lạnh

Nguồn: Shanu Fatehpuria, 2013

Chi phí cho tài sản cố định và chi phí hoạt động là hai loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí vận hành của chuỗi cung ứng lạnh nông sản. Việc xây dựng hệ thống kho lạnh và vận tải lạnh đáp ứng đúng tiêu chuẩn khá tốn kém, nhất là với yêu cầu ngày càng cao, các doanh nghiệp phải sử dụng những vật liệu, trang thiết bị hiện đại. Chính điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi đứng trước quyết định đầu tư cho chuỗi cung ứng lạnh. Bên cạnh đó chi phí dành cho hoạt động của chuỗi lạnh cũng khá lớn, nhất là phần chi phi dành cho năng lượng (điện, dầu,...) phục vụ cho hoạt động của hệ thống kho và vận tải lạnh.

Lấy ví dụ về chi phí th kho lạnh. Hình 2.5 dưới đây thể hiện chi phí thuê theo các khu vực khác nhau của Pháp. Theo đó, giá thuê kho dao động từ 37 đến 54 euro/m2 tuỳ vị trí. Với yêu cầu ngày càng cao như hiện nay phải sử dụng kho rộng hàng ngàn m2, có thể thấy riêng chi phí thuê kho bãi cũng đã là một bài tốn khó cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng lạnh nơng sản.

Hình 2.5. Chi phí thuê kho bảo quản lạnh tại một số vùng của Pháp (euro/m2)

Nguồn: Hiệp hội vận tải lạnh Pháp, 2010

So với Pháp thì bài tốn chi phí khó khăn hơn rất nhiều với một quốc gia đang phát triển như Ấn Độ. Với tinh thần xác định phát triển chuỗi cung ứng lạnh nông sản là mục tiêu phát triển quốc gia, Ấn Độ đang dần dần mở cửa nhận đầu tư từ nước ngoài, các quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang được nghiên cứu, chỉnh sửa. Các nhà đầu tư nước ngồi chính tại Ấn Độ gồm Maurice (40%), Singapore, Mỹ, Đức (3%),… Tuy nhiên giá trị đầu tư từ nước ngồi dành cho nơng nghiệp chỉ có 1%. Điều này gây ra hạn chế lớn trong việc mở rộng nguồn vốn phát triển nơng nghiệp nói chung và chuỗi cung ứng lạnh nói riêng, vì thực tế, đối với phát triển chuỗi lạnh, sự hỗ trợ về tài chính chủ yếu là qua chính phủ: nhà nước vẫn hỗ trợ từ 50-75% chi phí.

Chuỗi cung ứng lạnh nông sản ln địi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các chủ thể trong chuỗi, từ người nông dân, người thu mua, nhà chế biến,

kỳ vấn đề phát sinh trong việc tuân thủ các nguyên tắc, dẫn đến sự lệch pha trong các quá trình đều dẫn đến việc thất thốt và gia tăng chi phí, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng. Quản lý chuỗi cung ứng lạnh có những chi phí và tác động xã hội nhất định. Quan trọng là đảm bảo các hoạt động chuỗi cung ứng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để có được lợi nhuận đầu tư cao hơn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM

CỦA PHÁP VÀ ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)