Tổng quan về ngành nông nghiệp của Ấn Độ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH

2.2. Chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của Ấn Độ

2.2.1. Tổng quan về ngành nông nghiệp của Ấn Độ

Là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới với 1,25 tỷ người (thống kê năm 2013), dự báo sẽ vượt mặt Trung Quốc vào năm 2050 với 1,6 tỷ người (Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học Pháp, 2013) nhưng diện tích chỉ là 3.287.590 km2,

ngành nông nghiệp Ấn Độ đã phải rất nỗ lực để đạt được những thành tích đáng khâm phục, đảm bảo cho an ninh lương thực quốc gia như hiện nay.

Về mặt điều kiện tự nhiên, Ấn Độ có một diện tích đồng bằng rộng lớn mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Chỉ riêng đồng bằng sơng Ấn - Hằng đã có diện tích khoảng 775.000 km2, với điều kiện rất thuận lợi, tạo nên một khu vực nông nghiệp rộng lớn và trù phú, được coi là vựa lúa và các loại cây lương thực khác. Diện tích đất nơng nghiệp của Ấn Độ là 1,84 triệu km2, tương đương 52% tổng diện tích, đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ về diện tích đất nơng nghiệp.

Với những điều kiện như trên, Ấn Độ đã xây dựng đuợc nền kinh tế tự cung, tự cấp. Khi nhu cầu của xã hội chưa cao, cùng với quy mô dân số cịn thấp thì nền nơng nghiệp Ấn Độ có thể đảm bảo được những nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, khi dân số tăng lên, kéo theo nhu cầu xã hội ngày càng lớn, thì nền kinh tế nơng nghiệp trên đã khơng cịn phù hợp nữa. Để đáp ứng đòi hỏi của thực tế, Ấn Độ đã tiến hành các cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nhằm giải quyết những khó khăn cơ bản và tạo ra bước phát triển đột phá về kinh tế.

Năm 1963, Ấn Độ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” lần thứ nhất, tập trung vào việc tăng khối lượng lương thực. Hàng loạt giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất trên toàn quốc. Với những cố gắng trên, đến năm 1986, sản lượng lương thực của Ấn Độ đã đạt 148 triệu tấn.

Từ năm 1983, Ấn Độ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” lần thứ hai, với mục tiêu tiếp tục nghiên cứu, tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu dịch bệnh; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nhằm tạo ra năng suất và sản lượng lương thực cao hơn. Tuy nhiên, nhu cầu lương thực vẫn quá cao khiến các cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp mà Ấn Độ đã thực hiện chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Cùng với đó là thiên tai và thời tiết thất thường càng khiến việc cải cách gặp nhiều khó khăn. Nói cách khác, một cuộc cách mạng đơn lẻ chưa đủ sức đưa Ấn Độ thốt ra khỏi những khó khăn cơ bản.

Trước tình hình đó, từ năm 1991, Ấn Độ bắt đầu cơng cuộc cải cách tồn diện, trong đó, nông nghiệp được lấy làm trọng tâm. Ấn Độ nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có cải cách nơng nghiệp một cách toàn diện mới làm cho kinh tế tăng trưởng

bền vững thực sự. Với chủ trương này, hàng loạt những biện pháp đã được Ấn Độ áp dụng trong quá trình cải cách.

Đến năm 2002, Chính phủ Ấn Độ đưa ra “Luật về hàng hoá thiết yếu”, bỏ những hạn chế về vận chuyển nông sản giữa các bang, để nơng dân có thể bán được nông sản ở mức giá tốt nhất, củng cố các hợp tác xã ở nông thơn, tăng cường vai trị các hợp tác xã tín dụng. Một khoản ngân sách 16 tỷ USD/năm để thực hiện các biện pháp giảm thiệt hại sau thu hoạch cũng đã được đưa ra. Hệ thống các ngân hàng thương mại phục vụ nông nghiệp cũng ngày càng tốt hơn: Đến cuối năm 2004, Ấn Độ có 67.283 chi nhánh các ngân hàng thương mại, trong đó 32.178 chi nhánh ở khu vực nông thôn, chiếm 47,8%. Đây là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho cải cách nông nghiệp của Ấn Độ.

Cải cách nông nghiệp của Ấn Độ, về cơ bản, đã đi đúng hướng, đem lại những thành tựu rất quan trọng.

Hiện nay, trong đà phát triển của công nghiệp, du lịch và dịch vụ,..., nông nghiệp Ấn Độ vẫn là một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp 13,9% cho GDP và 20% doanh thu xuất khẩu, đảm bảo cuộc sống cho hơn 70% dân cư (Văn phòng Thống kê Trung Ương Ấn Độ, 2013).

Trên thị trường lương thực thế giới, Ấn Độ đóng vai trị là một trong những nhân tố chủ đạo. Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu về sản xuất hoa quả nhiệt đới. Đồng thời, Ấn Độ là nước có sản lượng nơng sản đứng thứ 2 thế giới với 200 triệu tấn mỗi năm (2011). Cụ thể sản lượng hoa quả đạt 70 triệu tấn mỗi năm với các mặt hàng chính gồm chuối (26 triệu tấn), xoài (15 triệu tấn), chanh (9,6 triệu tấn), táo (1,8 triệu tấn),…; sản lượng rau củ đạt 134 triệu tấn: khoai tây (37 triệu tấn), cà chua (13 triệu tấn), hành (12 triệu tấn),…

Ngành nơng nghiệp Ấn Độ có sản lượng 267 triệu tấn ngũ cốc một năm, lớn thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ (2011). Ấn Độ sản xuất trên 121 triệu tấn rau hàng năm, chiếm 9,3% sản lượng rau trên thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc. Ấn Độ có điều kiện thời tiết, khí hậu phong phú là lợi thế để đa dạng các vụ trồng trọt.

Bảng 2.3. Tỷ lệ sản lượng một số mặt hàng nông sản của Ấn Độ trong tổng sản lượng thế giới năm 2013 (%)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, 2014

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)