Thực trạng chung chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 60 - 83)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH

3.1. Thực trạng chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Việt Nam

3.1.2. Thực trạng chung chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia mà nơng nghiệp có vị trí rất quan trọng và luôn được ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong việc đáp ứng được các tiêu chuẩn gắt gao của thị trường quốc tế.

Với mức sống ngày càng phát triển, người tiêu dùng càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng. Để có thể đáp ứng được các yêu cầu này, doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều áp lực trong việc làm thế nào để lưu trữ và bảo quản lạnh cho sản phẩm, nhằm đảm bảo và kéo dài tuổi thọ của các loại hàng hóa nơng nghiệp, thủy hải sản, hàng đơng lạnh chế biến, dược phẩm, hóa chất,... Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007, rào cản xuất nhập khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Canada... dần được dỡ bỏ, nhu cầu về lưu trữ và bảo quản đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo thủy hải sản và nông sản dần gia tăng.

Mặc dù vậy, một thực tế đáng buồn là việc triển khai và phát triển chuỗi cung ứng cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vẫn cịn rất nhiều hạn chế. Nói cách khác, chuỗi cung ứng nông sản chưa được quan tâm một cách đúng mực, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Bất cập đầu tiên xuất phát từ chính thực trạng ngành logistics và chuỗi cung

ứng Việt Nam hiện nay. Theo số liệu Dự án hỗ trợ thương mại đa biên III (Mutrap

III), chi phí logistics vẫn chiếm một phần lớn trong GDP hàng năm của Việt Nam. Có thể thấy được rõ ràng mức chênh lệch về tỷ lệ chi phí hoạt động logistics so với GDP của Việt Nam với các quốc gia khác qua biểu đồ 3.2 dưới đây.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ chi phí hoạt động logistics của Việt Nam và một số quốc gia so với GDP (năm 2013)

Nguồn: Báo cáo Dự án MUTRAP III, 2013

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tỷ trọng chi phí cho hoạt động logistics của Việt Nam vẫn chiếm tới 25% GDP cả nước, tương đương khoảng 12 tỷ USD mỗi năm, trong đó, chi phí vận tải chiếm khoảng 60%. Đây là mức tỷ trọng bình thường đối với các quốc gia đang và kém phát triển, nhưng so sánh với các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản,… thì chúng ta vẫn cịn một khoảng cách khá lớn. Nếu như dịch vụ vận tải không phát triển sẽ làm chi phí vận tải của một đơn hàng tăng khoảng 10%, gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bất cấp thứ hai có thể thấy trong chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam hiện nay là thiếu hệ thống tiêu chuẩn hoá và cơ chế giám sát liên kết. Khi đã tham gia

vào thị trường toàn cầu, các sản phẩm cần phải tuân thủ và đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu. Các hoạt động vì thế cũng phải đạt những tiêu chuẩn nhất định để sản phẩm đầu ra của từng hoạt động cũng đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi tham gia vào một hoạt động nào đó trong chuỗi cung ứng thường không coi trọng những quy định đặt ra đối với doanh nghiệp

muốn tham gia vào chuỗi, cũng như thiếu các tổ chức, cơ quan chuyên trách nhằm giám sát các chủ thể, các doanh nghiệp khi hoạt động trong chuỗi. Việc giám sát chất lượng sản phẩm đầu ra của từng hoạt động còn thiếu cả về cơ chế lẫn nguồn lực.

Chuỗi cung ứng nông sản cũng xuất hiện những bất cập ngay từ khâu cung ứng đầu vào: cung ứng giống nơng sản chưa tốt, có giá trị kinh tế chưa cao. Mặc dù Việt Nam có nhiều loại giống nông sản bản địa phong phú, nhưng đã không được khai thác hợp lý: hầu hết các giống rau, cây ăn quả,... đều không thuần chủng và bị lai tạp, xuất phát từ thói quen tự truyền nhau, tự tạo giống của người nông dân, khiến giống cây trồng bị thoái hoá, năng suất thấp; khi chọn giống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và chỉ dừng lại ở khai thác các giống đã có sẵn nên chưa phát triển được nhiều giống cây có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu các thị trường khác nhau. Việc áp dụng công nghệ sinh học trong tạo giống nông sản cũng đã được triển khai từ khá lâu và đã tạo ra một số dịng biến đổi gen có thể ứng dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà đến nay, các giống cây này vẫn chưa được trồng phổ biến ở nước ta.

Nguồn cung cấp nguyên liệu chưa ổn định và không thường xuyên, dẫn đến chất lượng cũng không ổn định. Việc thu mua nông sản sau thu hoạch phân phối có quá nhiều khâu trung gian, làm lợi ích bị phân tán, lợi ích của các chủ thể giảm, dẫn đến chi phí của tồn bộ chuỗi tăng lên, đi kèm với đó là sự lũng đoạn của thị trường, làm thị trường bất ổn, thiếu phương hướng đúng đắn.

Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu và phát triển cịn rất yếu kém, ít được ứng

dụng vào thực tế hoạt động sản xuất, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, hệ thống thông tin thị trường, kỹ năng marketing và xúc tiến thương mại nghèo nàn, thị trường thế giới ít biết về các thương hiệu của Việt Nam.

Doanh nghiệp cũng chưa đủ tiềm lực về tài chính, nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, đội ngũ quản lý chưa đủ tầm để có thể quản lý được tồn bộ hoạt động của một chuỗi cung ứng lạnh hoàn chỉnh.

Hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, chưa hợp lý. Hệ thống giao thông chưa đáp

ứng được nhu cầu hoạt động của ngành cũng như của toàn hệ thống kinh tế Việt Nam. Hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, hiện tượng thiếu

nước về mùa kho, thừa nước và lũ lụt vào mùa mưa gây thiệt hại vô cùng lớn cho ngành nơng nghiệp nói chung và ngành nơng sản nói riêng. Hệ thống điện phục vụ cho sản xuất chưa tốt, nhiều nơi chưa thể đưa điện vào trong hoạt động sản xuất nông sản. Những điều này làm cho hiệu quả sản xuất nông sản giảm mạnh, làm thất thoát lượng lớn giá trị của ngành.

Tóm lại, nơng sản Việt dù ngon và rẻ nhưng vẫn dễ bị thua thiệt so với các hàng tương tự của nước khác do yếu thế về hợp đồng tiêu thụ, bất cập về công nghệ bảo quản và vận chuyển, lạc hậu về phương thức phân phối, tiêu thụ.

3.1.3. Thực trạng chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Việt Nam

Do chưa phát triển chuỗi cung ứng lạnh nên công nghệ sau thu hoạch của nước ta còn khá lạc hậu. Hàng nông sản của nước ta vẫn chủ yếu là nông sản thô hoặc mới qua sơ chế (có đến 90% nơng sản cịn được bán ra ở dạng thơ và do đó có đến 60% sản phẩm bị bán ép với giá thấp). Hiện tại, tuy Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới nhưng giá trị gia tăng của nơng sản cịn thấp. Sản xuất nông nghiệp của nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ. Điều này thể hiện ở diện tích đất canh tác cho các hộ gia đình thấp và bị chia nhỏ (bình quân chỉ khoảng 0,8 ha/hộ 5 người). Đó cũng là một thách thức lớn khi thị trường yêu cầu với số lượng lớn, chất lượng cao, bảo đảm tính đồng bộ về quy cách và khi thực hiện các cam kết về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, nhất là ở những vùng sâu vùng xa.

Với riêng chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam, ta có thể nhận thấy thực trạng như sau:

Về cơ sở hạ tầng

Chuỗi cung ứng lạnh nông sản Việt Nam hiện nay đang gặp một vấn đề cơ bản, đó là thiếu kho bảo quản lạnh. Theo thống kê, tổng công suất hệ thống kho lạnh toàn quốc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng. Cơ cấu kho lạnh chưa phù hợp với yêu cầu, đặc biệt hệ thống kho lạnh đạt chuẩn phục vụ phân phối ở các trung tâm thương mại, đô thị lớn chưa được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn. Trang thiết bị, vật liệu cùng phương thức quản lý tại khơng ít kho lạnh cũng khơng đạt tiêu chuẩn, làm ảnh hưởng đến sản phẩm của các doanh nghiệp.

Riêng tại khu vực phía Nam, số lượng kho lạnh ngày một tăng nhưng chất lượng cung ứng của các kho không đồng đều, chưa đáp ứng được các điều kiện về vị trí, quy mơ, trang thiết bị, quy trình cơng nghệ, an tồn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến chưa đảm bảo được các tiêu chuẩn về nhiệt độ. Các nhà cung cấp nhỏ lẻ cũng không đủ điều kiện để đầu tư kho lạnh đáp ứng đúng tiêu chuẩn.

Về khâu vận tải lạnh, các doanh nghiệp vận chuyển lạnh chủ yếu sử dụng các container chuyên chở bằng các đội xe tải, xe container, tàu chở hàng có khoang lạnh. Tuy nhiên số lượng và chất lượng vận hành của các phương tiện này hiện nay đều không đảm bảo.

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung ứng trong nước còn hạn chế. Quan sát các website của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logisitics cho thấy các doanh nghiệp mới chỉ sử dụng để giới thiệu về dịch vụ của mình, mà chưa tận dụng để xây dựng các tiện ích mà khách hàng cần, đặc biệt là kiểm soát đơn hàng. Đây lại là điều kiện cơ bản để tạo ra các chuỗi cung ứng lạnh có quản lý chặt chẽ. Do đó việc bổ sung các dịch vụ logistics chuỗi lạnh hiện nay cũng rất khó khăn.

Về các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ

Cơng nghiệp logistics kiểm sốt nhiệt độ thấp đang thiếu sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng và đủ trình độ để cung ứng các giải pháp về logistics lạnh. Các công ty logistics địa phương chủ yếu thực hiện việc phân chia hàng hóa và thủ tục hải quan. Các công ty quốc tế lại tập trung vào vận tải, đóng bao bì và kho vận quốc tế. Sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics chuỗi lạnh còn khá thưa thớt. Có thể kể tên các doanh nghiệp quốc tế như Panalpina, Swire Cold, Agility, APL, K-line, Konoike và một số các doanh nghiệp nội địa như Hoàng Hà, Minh Phương, Vinafco. Một phần nguyên nhân của sự thưa thớt này là do các doanh nghiệp vẫn bị hạn chế bởi lộ trình hội nhập nên các công ty nước ngồi có khả năng cung cấp giải pháp cho tồn chuỗi chưa thể hình thành.

Về chiến lược phát triển

Khó khăn có tính chất bao trùm là ngành logistics đang thiếu một chiến lược tổng thể và nghèo nàn về chính sách. Chưa có quy hoạch dài hạn và hợp lý về mạng

lưới logistics cũng như các định hướng trọng tâm trọng điểm. Tính tự phát vẫn cịn khá phổ biến trong đầu tư tại các địa phương, khu vực, ngành nghề. Bên cạnh đó cũng chưa có các chính sách sát thực, hiệu quả đề tạo ra những bước chuyển chắc chắn, ổn định cho ngành. Điều này làm ảnh hưởng tới các điều kiện nền tảng cho hoạch định các chuỗi logistics cung ứng lạnh.

Về nguồn nhân lực

Một thách thức không nhỏ là nhân tố con người, nguồn nhân lực logistics được đào tạo cịn rất khan hiếm. Trong khi đó cung ứng các dịch vụ logistics chuỗi lạnh lại khơng chỉ địi hỏi các kiến thức chung về logistics mà còn cần đến sự chuyên sâu về công nghệ logistics lạnh và đặc biệt là trình độ quản lý các chuỗi cung ứng lạnh ở mức độ cao.

Việt Nam có nhiều viện nghiên cứu và trường đại học liên quan đến khoa học nông nghiệp, chưa kể mỗi tỉnh đều có Sở Khoa học và Cơng nghệ, kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm sử dụng rất lớn, chủ trương kết hợp nghiên cứu, giảng dạy với thực tế cũng đã có, nhưng thực tế những giải pháp công nghệ thiết thực cho chế biến, bảo quản và vận chuyển nông sản vẫn hạn chế, mới chỉ ứng dụng được với một vài sản phẩm như nhãn, vải...

3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Pháp và Ấn Độ

3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của Việt Nam

Chuỗi cung ứng lạnh đang trở nên ngày càng phổ biển và được triển khai xây dựng, phát triển tại các quốc gia trên thế giới và đem lại những thành công lớn cho ngành nông nghiệp. Cũng như các quốc gia nông nghiệp khác, việc phát triển chuỗi cung ứng lạnh đang ngày càng trở nên cần thiết đối với Việt Nam. Logistics trong chuỗi cung ứng lạnh là “một trong ba nhánh logistics có yêu cầu và tiềm năng tăng trưởng cao nhất ở Việt Nam hiện này” (Frost & Sullivan, 2012). Tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Việt Nam là rất lớn, xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau:

 Tổn thất trong quá trình phân phối hàng hóa lớn: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại khơng triển khai đồng bộ cái giải pháp công nghệ sau thu

hoạch nên tổn thất sau thu hoạch nông sản, đặc biệt là nhóm ngành rau quả của Việt Nam vẫn rất lớn. Với mục tiêu đề ra đến năm 2020 là giảm tổn thất sau thu hoạch rau quả xuống 10-12%, triển khai các chuỗi lạnh cho các ngành hàng chủ lực này là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

 Sự lớn mạnh không ngừng về xuất khẩu nông sản, làm gia tăng nhu cầu về dự trữ và bảo quản bằng kho và thiết bị lạnh

 Gia tăng lớn số lượng các thị trường xuất khẩu với điều kiện khí hậu khác nhau, địi hỏi sự phức tạp trong thiết lập chế độ nhiệt đơ và độ ẩm trong q trình cung ứng.

 Xu hướng tiêu dùng hàng đông lạnh với các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường trong nước và xuất nhập khẩu thế giới ngày càng tăng cao. trong tương lai

Khi phát triển chuỗi cung ứng lạnh nông sản, mở rộng theo chiều dọc của chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ sẽ có cơ hội ngày càng tiến tới gần hơn, tiếp cận được nhiều hơn với hoạt động sản xuất nơng sản. Điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng kiểm sốt đối với sản phẩm (ví dụ về chất lượng) và đối với thơng tin. Qua đó, áp dụng các mơ hình hiện đại vào nơng nghiệp như hệ thống sản xuất theo thời gian thực và hệ thống quản lý chất lượng tổng thể,...

Chuỗi cung ứng lạnh làm giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các hoạt động nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong chuỗi, từ đó làm giảm chi phí hoạt động, tăng liên kết thơng tin giữa các bên, qua đó nhanh chóng nắm bắt và thay đổi theo nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.

Để hoàn thiện được chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản Việt Nam, việc học hỏi mơ hình của các quốc gia đi trước, rút ra những bài học từ thành công và điểm hạn chế của các quốc gia đó là một lựa chọn thích hợp cho Việt Nam hiện nay. Qua tìm hiểu, nghiên cứu chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Ấn Độ - một quốc gia đang phát triển và cũng là một nước nơng nghiệp lớn, Việt Nam có thể tìm thấy những điểm tương đồng trong hoạt động sản xuất và cung ứng, cũng như vai trò của các chủ thể để áp dụng vào chuỗi cung ứng của mình. Cịn với Pháp, sự thành cơng của chuỗi cung ứng lạnh nơng sản đến phần lớn từ việc hồn thiện đồng bộ cơ sở hạ

tầng và công nghệ, kết hợp với trình độ quản lý chuỗi cao, sẽ là những hướng phát

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 60 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)