Chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Ấn Độ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 44 - 51)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH

2.2. Chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của Ấn Độ

2.2.2. Chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Ấn Độ

2.2.2.1. Giới thiệu chung

Tuy sản lượng thu hoạch nông sản ở Ấn Độ đều ở mức cao như vậy nhưng trên thực tế lại có đến 30% khối lượng nơng sản sau thu hoạch bị mất mát phần lớn là do ảnh hưởng của nền nhiệt độ cao và thiếu chuỗi cung ứng lạnh hoạt động hiệu quả.

Biểu đồ 2.3. Quy mô thị trường cung ứng lạnh của Ấn Độ qua các năm (tỷ USD)

Thị trường chuỗi cung ứng lạnh thế giới được kì vọng sẽ đạt CAGR (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép) từ nay đến năm 2017 là 13,2%; trong khi đó Ấn Độ đặt mục tiêu là 28,3%, quy mô thị trường khoảng 12,8 tỷ USD (Biểu đồ 2.1). Đến năm 2013, quy mô thị trường cung ứng lạnh của Ấn Độ mới chỉ đạt 4,7 tỷ USD, như vậy trong vòng 4 năm nữa, Ấn Độ phải mở rộng quy mô thị trường lên khoảng 2,5 lần mới đạt được mục tiêu đã định.

Rõ ràng nhu cầu về chuỗi lạnh tại Ấn Độ là rất lớn. Thế nhưng hiện tại, tất cả các khâu của chuỗi cung ứng lạnh nơng sản Ấn Độ vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn. Ở khâu vận chuyển lạnh nông sản, quốc gia này chỉ sở hữu khoảng 1.000 xe tải lạnh, trong khi nếu so sánh thì tại Anh - nơi có nền nhiệt độ thấp hơn rất nhiều và quy mô thị trường cũng chỉ bằng một nửa - lại có một lượng phương tiện nhiều gấp đến 10 lần. Quá trình vận chuyển nông sản từ nông trại đến kho bảo quản lạnh trước chế biến, rồi đến các kho lạnh và cuối cùng đưa ra thị trường rất quan trọng trong liên kết chuỗi lạnh. Vận tải lạnh đảm bảo hàng hoá được vận chuyển trong điều kiện phù hợp. Tuy nhiên, theo báo cáo của Liên hiệp các phịng Thương mại và Cơng nghiệp Ấn Độ (FICCI), Ấn Độ vẫn chưa xây dựng được một mạng lưới chuỗi lạnh hiệu quả: hơn 50% hàng hoá vẫn được vận chuyển bằng các phương tiện thơ sơ (xe bị) hoặc bằng xe tải nhưng khơng được đóng gói đúng tiêu chuẩn.

Hình 2.2 dưới đây thể hiện sự phân bố của các kho lạnh cũng như khả năng đáp ứng của các kho lạnh này trong chuỗi cung ứng lạnh. Nhìn vào bản đồ phân bố, có thể thấy nhu cầu về kho lạnh ở Ấn Độ vẫn cón rất lớn: chỉ một số khu vực tạm thời đã có đủ lượng kho lạnh cần thiết để hoạt động chuỗi lạnh diễn ra bình thường và ổn định (khoảng 20%), tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh đồng bằng Ấn – Hằng, nơi có điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển chuỗi cung ứng lạnh hơn; còn một khu vực lớn (80% cịn lại) vẫn chưa có số kho lạnh đủ để đáp ứng nhu cầu.

Hình 2.2. Bản đồ phân bổ hiệu năng kho lạnh theo vùng của Ấn Độ (triệu tấn)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, 2014

2.2.2.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng lạnh nông sản Ấn Độ

Để khắc phục những thực trạng trên, Ấn Độ đã xác định xây dựng chuỗi cung ứng lạnh thành chiến lược trong phát triển nông nghiệp. Việc triển khai chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động cung ứng của nông sản mặc dù cịn nhiều khó khăn do điều kiện chưa cho phép nhưng vẫn là một bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây của Ấn Độ trong lĩnh vực cung ứng nông sản.

Mơ hình chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Ấn Độ được mô tả khái quát dưới đây.

Hình 2.3. Mơ hình chuỗi cung ứng lạnh nơng sản của Ấn Độ

Nguồn: Trung tâm phát triển chuỗi cung ứng lạnh quốc gia Ấn Độ (NCCD), 2012

Chủ thể của chuỗi cung ứng

Các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Ấn Độ bao gồm những người nông dân, người thu gom hàng (trung gian), doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu, nhà bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng. Ngoài ra, trong mơ hình cịn xuất hiện vai trị của Chính phủ và các doanh nghiệp hỗ trợ, giúp cho chuỗi cung ứng hoạt động trơn tru.

Vai trò và chức năng của các thành phần này như sau:  Người nơng dân/Nhóm người nông dân

Những người nông dân Ấn Độ có thể sở hữu hay thuê đất để sản xuất nông sản.

Tại Ấn Độ, nông dân tập hợp với nhau để có thể đạt được lợi ích tập thể hơn là từng cá nhân. Vì vậy các liên hiệp hợp tác xã sản xuất nông sản cũng rất phổ biến ở đây. Họ thường là hội những người ở trong một vùng nông nghiệp hay sản xuất

cùng một loại nông sản. Trên thực tế, ở Ấn Độ, hợp tác xã đã ra đời từ rất lâu, và người nông dân cũng coi hợp tác xã là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, các yếu tố đầu vào và các dịch vụ cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Liên minh hợp tác xã quốc gia Ấn Độ (NCUI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ hợp tác xã ở Ấn Độ. Mục tiêu chính của NCUI là hỗ trợ và phát triển hình thứchợp tác xã ở Ấn Độ, giáo dục và hướng dẫn nông dân xây dựng và phát triển. Nhận thức rõ vai trò của các hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân, chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển hợp tác xã, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nơng sản nói chung và chuỗi cung ứng lạnh nói riêng, đồng thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thơn cịn lạc hậu. Lợi ích của hình thức liên kết, tập hợp nông dân là giúp giảm chi phí cung ứng nơng sản, tăng năng lực đàm phán và tăng cường khả năng tiếp cận với công nghệ trong nông nghiệp. Các nhà thầu cũng có lợi từ việc có thể quản lý và đảm bảo chất lượng và số lượng nông sản cho hoạt động marketing, cũng như kiểm sốt được thực tiễn nơng nghiệp từ khâu sản xuất đến sau thu hoạch.

 Nhà thu gom hàng

Nông sản được chuyển từ nhóm người nông dân đến thành phần tiếp theo trong chuỗi cung ứng (có thể là nhà gom hàng, người trung gian, nhà môi giới). Chức năng của những chủ thể này đều là thu gom nông sản từ người nông dân để phân phối đến các thành phần tiếp theo. Ngoài gom và giao hàng, những người gom hàng có thể đồng thời đảm nhận các chức năng khác như dự trữ hàng, làm sạch, đóng gói, phân phối, bán.

Tại Ấn Độ, nông sản thường được gom về tập trung tại các chợ đầu mối, sau đó bán lại cho doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu.

Các chợ đầu mối được hình thành tại các thành phố lớn của Ấn Độ, chuyên bán các loại nơng sản khác nhau. Điển hình là tại Delhi - thủ đô và là thành phố lớn thứ hai của Ấn Độ - hiện có hơn 10 chợ đầu mối như vậy. Khu chợ Azadpur Mundi là khu chợ đầu mối lương thực lớn nhất thế giới với mức cung cấp hàng năm là 4,5 triệu tấn (trong đó có 2,5 triệu tấn nơng sản quá cảnh), gấp 3 lần so với chợ Rungis - khu chợ lớn nhất châu Âu - với mức cung cấp chỉ 1,5 triệu tấn/năm, mặc dù diện tích mặt bằng lớn hơn rất nhiều.

Việc lập thêm chợ đầu mối tại Delhi là bất khả thi do điều kiện cơ sở hạ tầng cho giao thông không cho phép. Hiện tại mỗi ngày có đến 5.000 xe tải đi vào đây.

 Doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu

Doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu nhận nông sản từ những người thu gom hàng để thực hiện khâu chế biến. Ở khâu chế biến, sản phẩm được tăng thêm một lượng giá trị gia tăng. Doanh nghiệp chế biến có thể đồng thời là nhà xuất khẩu, nhưng cũng có thể là hai khâu riêng biệt.

 Nhà bán lẻ

Nông sản thông qua các nhà bán lẻ (đại lý phân phối đối với xuất khẩu) được bán cho người sử dụng cuối cùng – là người tiêu dùng ở nhiều nơi khác nhau, các địa điểm này có thể thay đỏi tuỳ theo thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người mua. Có nhiều loại nhà bán lẻ khác nhau với quy mô địa điểm khác nhau:

 Cửa hàng lớn, trung tâm thương mại lớn, siêu thị, đại siêu thị: Những cửa hàng này cung cấp nhiều loại hàng hoá kể cả thực phẩm và không phải thực phẩm. Nông sản tươi được giữ ở tủ lạnh, tủ trưng bày lạnh hoặc phòng lạnh tuỳ tiềm lực của nhà bán lẻ, đảm bảo nông sản được giữ ở mức nhiệt độ bảo quản lạnh quy định. Một số siêu thị, đại siêu thị lớn có thể kể đến như Food World (chuỗi 94 siêu thị), Food Bazaar (chuỗi 24 đại siêu thị),...

 Quầy hàng ở chợ: Tuy hệ thống cửa hàng lớn cung cấp đa dạng các loại nông sản cho người tiêu dùng nhưng một bộ phận người tiêu dùng Ấn Độ vẫn trung thành với chợ nông sản bởi giá thành phải chăng, Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề đáng lo ngại trong chuỗi cung ứng lạnh, bởi thực tế việc tuân thủcác tiêu chuẩn kỹ thuật ở đây không chặt chẽ. Người tiêu dùng

Người tiêu dùng là chủ thể cuối cùng trong chuỗi cung ứng nông sản lạnh. Người tiêu dùng dù ở các thị trường cao cấp nội địa hay thị trường xuất khẩu luôn quan tâm về độ an tồn và chất lượng nơng sản họ mua.

 Các doanh nghiệp hỗ trợ

Trong chuỗi cung ứng lạnh, các doanh nghiệp hỗ trợ là thành phần có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo chuỗi được thông suốt. Các doanh nghiệp hỗ trợ bao

gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải lạnh, kho bảo quản lạnh, các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình cung ứng lạnh.

2.2.2.3. Các hoạt động và liên kết trong chuỗi cung ứng lạnh nông sản Ấn Độ a, Sản xuất

Cũng như các quốc gia khác, nông dân vẫn là lực lượng chính sản xuất ra nông sản, cung cấp cho thị trường. Nông sản được người nông dân sản xuất theo các quy chuẩn sản xuất nông nghiệp của Ấn Độ.

b, Thu mua, chế biến

Nông sản từ tay nông dân được các doanh nghiệp chế biến công nghiệp thu gom và chế biến. Chuỗi cung ứng lạnh đã chính thức bắt đầu ngay từ khâu vận chuyển nông sản từ nơi sản xuất đến nhà máy chế biến. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu mới chỉ có khả năng thu mua 5-6% tổng sản lượng nông sản sản xuất mỗi năm (2011). Trong thời gian không xa, tỷ lệ thu mua này được kỳ vọng sẽ tăng thêm 300-400%.

c, Lưu kho trước phân phối

Nông sản sau khi chế biến sẽ được bảo quản trong các kho lạnh. Hiện nay, Ấn Độ sở hữu khoảng 6.000 kho bảo quản lạnh (bao gồm cả kho bảo quản riêng một sản phẩm và kho hỗn hợp sản phẩm). Tuy nhiên công suất lưu kho mới chỉ đạt 26 triệu tấn, và các kho lạnh chủ yếu được sử dụng để lưu trữ khoai tây (80%) (2011). Ngoài ra, kho lạnh cũng được sử dụng để lưu trữ gạo trước khi xuất khẩu nhằm phịng tránh tác động của các lồi cơn trùng.

Lượng kho lạnh tại Ấn Độ được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi trong thời gian tới.

d, Vận chuyển đến các kênh phân phối

Nông sản tiếp tục được vận chuyển từ kho của các doanh nghiệp chế biến đến các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

Tính trên cả nước và trong tất cả các lĩnh vực, Ấn Độ hiện có một lực lượng xe tải chuyên chở kiểm soát nhiệt độ thấp với khoảng 25.000 chiếc, nhưng chỉ có khoảng 8.000 chiếc được sử dụng để chuyên chở thực phẩm, và số xe được sử dụng riêng để vận chuyển hàng nơng sản cịn ít hơn: 1.000 chiếc. Phần lớn những chiếc xe tải chuyên dụng này - cịn có tên gọi là “reefer truck” - được chế tạo như những

container lạnh. Các xe này chủ yếu trang bị máy móc, trang thiết bị từ các tập đoàn như Carrier hay Thermo King.

e, Phân phối nông sản đến khách hàng

Nông sản được chở đến các kênh phân phối và tiêu thụ (như đã trình bày ở trên). Tại đây, nông sản vẫn được bảo quản ở nhiệt độ lạnh phù hợp để đảm bảo chất lượng trước khi đến tay khách hàng.

f, Khách hàng mua nông sản và bảo quản, kết thúc chuỗi cung ứng lạnh

Khách hàng mua nông sản tại các kênh phân phối, về sử dụng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh theo hướng dẫn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) nguyễn văn hoàng pháp 2 k50 KTĐN (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)